Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm

Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm

Sự xuất hiện của Vibrio parahaemolyticus trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi chúng có thể gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Trong bài viết sau, Biogency sẽ cung cấp thông tin về vi khuẩn Vibrio, cơ chế gây bệnh. Đồng thời hướng dẫn bà con có thể ứng phó để bảo vệ đàn tôm khỏi sự lây nhiễm và giữ cho hệ thống nuôi trồng thủy sản của mình hoạt động hiệu quả. 

Vibrio parahaemolyticus là loại vi khuẩn gì?

Vibrio Parahaemolyticus là một loại vi khuẩn gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0.3-0.5 x 1.4-2.6 μm. Vi khuẩn này thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria.

Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm
Vibrio Parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm.

Vibrio Parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp, hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm. Bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản, dẫn đến giảm sản lượng và tăng chi phí sản xuất.

Vibrio Parahaemolyticus là một loại vi khuẩn ưa mặn, có thể tồn tại trong môi trường nước biển, nước lợ, đất và thậm chí trong thức ăn. Điều này đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm khi chúng tiếp xúc với tôm trong hệ thống nuôi trồng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể tôm qua đường miệng, đường hô hấp hoặc qua các vết thương trên cơ thể.

Vibrio Parahaemolyticus sản sinh ra các độc tố gây tổn thương gan tụy, dẫn đến hoại tử các tế bào gan tụy. Bệnh EMS thường gây chết tôm đột ngột, trong vòng 24-48 giờ sau khi nhiễm bệnh. Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tôm bị nhiễm bệnh EMS, bao gồm: môi trường nuôi ô nhiễm, mật độ nuôi cao, thời tiết khắc nghiệt,…

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây tổn thương cho đàn tôm qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Vibrio parahaemolyticus phát sinh phage, sản xuất độc tố làm suy giảm sức đề kháng của tôm, làm cho chúng trở nên yếu đuối.
  • Giai đoạn sau: Trong đợt tấn công thứ hai, vi khuẩn tiếp tục tiết ra độc tố, gây rối loạn chức năng gan tụy và tạo nên tình trạng hoại tử mô gan tụy, dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt.
Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trên tôm.

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus cũng có khả năng ký sinh vào giáp xác và động vật thủy sinh khác. Điều này đặt ra đã là một thách thức lớn cho người chăn nuôi tôm. Trong các ao nuôi có Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus, việc kiểm soát trở nên khó khăn và tác động tiêu cực đối với sức khỏe của đàn tôm có thể là rất nghiêm trọng.

Điều trị tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Hiện nay, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus vẫn chưa có thuốc đặc trị để tiêu diệt. Vi khuẩn này có lớp màng bao sinh học giúp chúng chống lại tác dụng của các loại thuốc và phương pháp điều trị khác.

Do đó, bà con cần triển khai các biện pháp phòng bệnh từ quá trình cải tạo ao nuôi cho đến giai đoạn thu hoạch, đồng thời kết hợp sử dụng men vi sinh để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn. Bà con có thể tham khảo một số phương pháp điều trị như sau:

  • Xử lý môi trường ao nuôi: Để duy trì chất lượng nước, bạn có thể sử dụng chlorine ở nồng độ 20-30 ppm. Trong trường hợp xuất hiện bệnh tật trong quá trình nuôi, bà con có thể áp dụng BKC và IODINE ở liều lượng từ 10-15 ppm.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh như Oxytetracycline có thể được thực hiện bằng cách pha trộn 5gr/1kg thức ăn và cho ăn trong khoảng 3-5 ngày, tuy nhiên hiện nay Vibrio đã kháng rất nhiều loại kháng sinh do việc sử dụng kháng sinh không kiểm soát, nên trước khi sử dụng bà con nên lấy mẫu tôm bệnh đi kiểm tra kháng sinh đồ để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp, nhạy cảm với Vibrio, kèm theo bổ sung vitamin và điện giải.
  • Hỗ trợ tôm phục hồi: Quy trình nên bao gồm tăng cường xi phông để loại bỏ tôm yếu và bệnh, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Đồng thời, điều chỉnh lại các chỉ số hóa lý trong ao nuôi nếu cần thiết.
Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm
Tôm khi nhiễm vi khuẩn Vibrio cần được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Điều trị tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cần được thực hiện nhanh chóng và đúng phương pháp để mang lại hiệu quả cao. Bà con cần chú ý theo dõi các biểu hiện của tôm để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra.

Phòng ngừa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có thể gây bệnh chết sớm cho tôm. Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng thường có các biểu hiện sau:

  • Chán ăn, bơi lờ đờ, bụng sưng.
  • Bụng có dịch nhầy, phân trắng.
  • Thân mềm, vỏ cứng.
  • Tôm chết hàng loạt.

Để ngăn chặn bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra thì cần phải thực hiện các biện pháp đề phòng và kiểm soát. Trước hết, bà con cần lựa chọn con giống khỏe mạnh, không mang theo mầm bệnh, bằng cách mua từ các nguồn uy tín và kiểm tra sức khỏe trước khi thả nuôi.

Thêm vào đó, việc quản lý môi trường ao nuôi đóng vai trò quan trọng. Quá trình chọn vị trí ao nuôi cần phải xa các nguồn ô nhiễm, xây dựng ao nuôi theo đúng kỹ thuật, và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, quản lý các yếu tố môi trường như pH, độ mặn và nhiệt độ sao cho phù hợp với sự phát triển của tôm.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ cũng là một cách để diệt khuẩn trong ao nuôi. Đối với việc này, cần phải lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, an toàn cho tôm và môi trường.

Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm
Phòng ngừa vi khuẩn Vibrio một cách nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho vụ nuôi.

Ngoài ra, để hạn chế thiệt hại do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra lên tôm, bà con có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên quan sát biểu hiện của tôm để phát hiện bệnh sớm.
  • Khi phát hiện tôm có biểu hiện bệnh thì cần có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Tăng cường vệ sinh, khử trùng ao nuôi và dụng cụ nuôi.
  • Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp.

Việc phòng ngừa bệnh là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế thiệt hại bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bà con cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa loại vi khuẩn này một cách nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho vụ nuôi.

Trên đây là những thông tin mà Biogency muốn cung cấp cho bà con về Vibrio cũng như là cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này. Nếu bà con có nhu cầu biết thêm về vi khuẩn cũng như những cách để phòng ngừa và hạn chế thiệt hại, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

>>> Xem thêm: Phương pháp phòng ngừa vi khuẩn Vibrio trên tôm thẻ chân trắng

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký