Chất Asen là gì? Nước thải nhiễm Asen có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người. Làm sao để xử lý nguồn nước đã bị nhiễm chất hóa học độc hại này? Đây đều là những vấn đề được nhiều người dân quan tâm khi tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở nước ta. Trong bài viết sau, Biogency sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết nhất.
Chất Asen là gì? Ảnh hưởng khi nước thải nhiễm Asen
Chất Asen là gì mà lại có thể gây hại đến sức khỏe con người? Thực chất, Asen (ký hiệu As) là một kim loại có độc tính cao, thường có màu xám bạc khi tồn tại dưới dạng đơn chất. Nếu bạn sử dụng nguồn nước nhiễm Asen, chất này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc trực tiếp qua làn da của con người.
Asen chủ yếu tồn tại dưới hai dạng chính là Asen hữu cơ và Asen vô cơ. Trong đó, Asen hữu cơ chủ yếu có trong thực phẩm, rau củ quả và trong cơ thể của con người và động vật. Chất này sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe do cơ thể có khả năng tự loại bỏ chúng. Tuy nhiên, Asen vô cơ lại rất độc và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho con người.
Nước nhiễm Asen chủ yếu là nhiễm Arsenic (thạch tín) – một hợp chất oxit của Asen hóa trị III (ký hiệu là As2O3). Chất này tồn tại trong đất, nước ngầm và ngay cả trong không khí. Bên cạnh đó, Asen và hợp chất của Asen còn có thể được tạo ra từ các hoạt động sản xuất của con người. Vì vậy, chúng có thể dễ dàng hòa tan vào nguồn nước khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng Asen cho phép có thể tồn tại trong nguồn nước từ các nhà cung cấp không được vượt quá 0,01 mg/l. Đối với nước sinh hoạt của người dân thì hàm lượng Asen trong nước tối đa là 0,05 mg/l. Mặc dù vậy, trong thực tế vẫn có nhiều khu vực nước bị nhiễm Asen cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn này.
Dựa vào số liệu thống kê của bộ Y Tế vào năm 2017, nước ta có đến hơn 17 triệu người đã và đang sinh hoạt bằng nước bị nhiễm Asen. Nguyên nhân chính là vì thói quen sử dụng nước từ giếng khoan để sinh hoạt nhưng không lọc sạch nước một cách triệt để của người dân.
Vậy hậu quả của việc sử dụng nước nhiễm chất Asen là gì? Bạn có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng sức khỏe như khó thở, buồn nôn, mệt mỏi, nổi mẩn, đau dạ dày, tiêu chảy, suy giảm trí nhớ,… Thậm chí, người sử dụng còn có thể mắc phải các loại bệnh nghiêm trọng như ung thư, bệnh tim mạch, suy giảm hệ miễn dịch và hệ thần kinh,…
Một số phương pháp xử lý nước thải nhiễm Asen hiệu quả
Sau khi đã biết được chất Asen là gì và những ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng, chắc hẳn bạn đang băn khoăn không biết nên xử lý nước thải nhiễm chất độc này như thế nào? Để xử lý nước thải nhiễm Asen, có rất nhiều phương pháp đã được nghiên cứu và áp dụng phổ biến. Dưới đây là bảng tổng hợp các phương pháp xử lý nước thải nhiễm Asen tiêu biểu:
STT | Tên phương pháp | Mô tả phương pháp |
1 | Phương pháp oxy hóa | Đây là phương pháp tận dụng không khí để oxy hóa Asen. Ngoài ra, nhiều người còn kết hợp sử dụng với một số chất hóa học khác để hỗ trợ quá trình này.
Phương pháp oxy không thể áp dụng đơn lẻ mà phải kết hợp với các phương pháp khác để tách Asen ra từ hợp chất oxit như phương pháp tạo kết tủa, phương pháp hấp phụ và trao đổi ion,.. |
2 | Phương pháp oxy hoá bằng năng lượng mặt trời | Đầu tiên, bạn cần tận dụng ánh sáng mặt trời để oxy hóa As (III) thành As (V). Sau đó, cần tách As (V) ra khỏi nguồn nước bằng cách hấp phụ bằng hạt Fe (III) và có thể thêm một vài giọt nước cốt chanh để làm tăng hiệu suất của phản ứng, giúp hình thành những bông keo Fe(III). Hàm lượng sắt (Fe) cần có ít nhất là 3 mg/l và cường độ bức xạ tia UV-A đạt 50 Wh/m2. |
3 | Chưng cất bằng năng lượng mặt trời | Trong phương pháp này, bạn cần sử dụng các thiết bị chưng cất bằng năng lượng mặt trời để xử lý nguồn nước đã bị ô nhiễm. Chưng cất xong, bạn cần ngưng tụ những tạp chất và Asen đã bay hơi bằng năng lượng mặt trời trên bề mặt trong của tấm thu và cho chảy vào bể chứa. |
4 | Keo tụ – Kết tủa | Phương pháp keo tụ – kết tủa được sử dụng khá phổ biến nhờ khả năng loại bỏ Asen cao. Đầu tiên, người thực hiện cần xử lý nước thải nhiễm Asen bằng cách dùng vôi hoặc muối kim loại để làm mềm nước. Một số loại muối kim loại thường được dùng là sắt Sunfat, sắt Clorua và muối nhôm. Phương pháp này không chỉ giúp loại bỏ Asen mà còn giúp loại bỏ một số chất rắn và kim loại độc khác. |
5 | Phương pháp hấp phụ | Bạn cần sử dụng các vật liệu như nhôm hoạt tính, oxit sắt, oxit titan, hematite, oxit mangan, dioxit mangan, xenlulo,… để hấp thụ và loại bỏ asen ra khỏi nước.
Mỗi loại vật liệu có hiệu suất khử Asen khác nhau. Trong đó, nhôm hoạt tính là vật liệu được đánh giá cao nhất với khả năng hấp phụ Asen từ 5-10%. Phương pháp này khá dễ thực hiện nên thường được áp dụng xử lý nước thải nhiễm Asen có quy mô nhỏ và vừa. |
6 | Phương pháp trao đổi ion | Đây là một phương pháp xử lý nước thải nhiễm Asen phức tạp và cần có máy móc hỗ trợ. Nguyên lý chính của phương pháp này là trao đổi các ion qua lại giữa pha lỏng và pha rắn. Bạn sẽ cần sử dụng các vật liệu trao đổi là anion có tính axit mạnh. Sau đó, bạn có thể dùng dung dịch NaCl để hoàn nguyên lại các hạt trao đổi ion đã bão hòa Asen. |
7 | Phương pháp lọc | Đối với phương pháp xử lý nước thải nhiễm Asen này có hai hình thức lọc là lọc cát và lọc màng. Cụ thể:
|
8 | Phương pháp kích hoạt Alumina | Alumina (Al2O3) là một chất hóa học có bề mặt hấp phụ tốt, với khả năng hấp phụ đạt từ 200-300m2/g. Khi nước thải được xả qua cột nhôm đã hoạt hóa, Asen sẽ bị hấp phụ trên bề mặt của chúng.
Tháp nhôm sẽ bão hòa dần dần từ trên xuống dưới cho đến khi cột được bão hòa hoàn toàn. Bạn có thể tái tạo Alumina bằng cách cho dung dịch xút ăn da có nồng độ khoảng 4% chảy qua tháp nhôm. Giá trị pH cần được kiểm soát trong khoảng 8.2 để quá trình xử lý nước thải nhiễm Asen đạt mức cao nhất. |
Trong bài viết trên, Biogency đã giới thiệu đến bạn chất Asen là gì và các cách xử lý nước thải nhiễm Asen hiệu quả. Việc làm sạch nguồn nước là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp để áp dụng vào thực tế. Hãy liên hệ với công ty qua hotline 0909 538 514 nếu bạn cần được tư vấn thêm!
>>> Xem thêm: Cách nhận biết và xử lý nước thải pH cao
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh