Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng ngày một gia tăng ở mọi nơi, mọi khu vực, mọi địa phương. Đây là mối nguy hại rất lớn đến môi trường sống, thậm chí đe dọa đến sức khỏe con người. Vậy cụ thể chất thải rắn sinh hoạt là gì? Thành phần gồm những gì, phân loại và cách xử lý như thế nào? Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn.
Các nội dung chính
Chất thải rắn sinh hoạt là gì?
Chất thải rắn sinh hoạt là tên gọi chung cho những loại chất thải rắn phát sinh từ quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chất thải rắn bao gồm cả thành phần vô cơ và hữu cơ như thực phẩm, thức ăn thừa, bao bì ni lông, hộp nhựa, vỏ chai, thủy tinh, bìa carton, gỗ, giấy… Mỗi loại chất thải sẽ có những ảnh hưởng riêng, tuy nhiên nhìn chung chất thải rắn đã và đang là vấn đề nhức nhối vì số lượng gia tăng nhưng hiệu quả xử lý chưa cao.
Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí riêng. Trong đó chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành các loại quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu:
- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);
- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
- Nhóm còn lại.
Ngoài ra, chất thải rắn được chia thành 2 loại dựa vào mức độ ảnh hưởng đó là chất thải rắn thường và chất thải rắn nguy hại.
Cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình và cá nhân
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022) quy định cụ thể về cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình và cá nhân. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
- Chất thải thực phẩm;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Trong đó:
Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị:
Phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định nêu trên vào các bao bì để chuyển giao như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn
- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải thực phẩm không dùng làm phân bón phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt tương tự như hộ gia đình, cá nhân ở đô thị.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại theo đúng quy định
Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định.
Cách xử lý mùi hôi từ chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt ngày một gia tăng là áp lực đối với các đơn vị xử lý. Một trong những vấn đề là mùi hôi và các mầm bệnh phát sinh từ quá trình phân hủy chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập kết rác thải. Cụ thể khi các chất thải tập kết lâu ngày không được xử lý, chúng sẽ phân hủy, từ đó gây ra mùi hôi, đồng thời sẽ xuất hiện ruồi muỗi, ấu trùng gây hại trong rác thải.
Để xử lý tình trạng các đơn vị tìm đến men vi sinh – giải pháp được ưa chuộng hiện nay trên thị trường. Tuy nhiên không phải men vi sinh nào cũng mang lại hiệu quả như ý trong thời gian ngắn. (Tham khảo xử lý mùi hôi nhà vệ sinh với vi sinh)
Là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm chuyên cung cấp các sản phẩm men vi sinh xử lý chất thải, Biogency mang đến cho các doanh nghiệp, đơn vị xử lý rác thải rắn sinh hoạt dòng men vi sinh hàng đầu từ Hoa Kỳ Microbe-Lift OC – IND – Giải pháp xử lý mùi hôi, ngăn chặn các mầm bệnh từ rác thải rắn tại các bãi tập kết rác.
Microbe-Lift OC-IND là tập hợp các chủng vi sinh có khả năng kiểm soát hầu hết các khí gây mùi. Đóng vai trò như các tấm màng đa phân tử (giống khối xốp) để cô lập và cố định phản ứng tạo mùi gây ra bởi các phản ứng sinh học, giúp ngăn cản mùi thoát ra.
Ưu điểm của Microbe-Lift OC-IND:
- Tạo ra các phản ứng sinh học nhanh với các hợp chất gây mùi hôi có mặt trong không khí, giúp phân hủy các tác nhân gây mùi tận gốc (trong không khí và nguồn phát sinh)
- Giảm mùi hôi trong 30 phút
- Phân hủy các thành phần hữu cơ trong rác thải, nước thải để hạn chế sinh ra các hợp chất gây mùi
- Làm giảm các khí phát sinh gây ăn mòn thiết bị.
- Giúp giảm ruồi, muỗi và ấu trùng gây hại trong rác thải.
Đặc biệt men vi sinh Microbe-Lift OC-IND được sản xuất ở dạng lỏng, kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ trước khi sử dụng, dễ dàng sử dụng và bảo quản nên rất được ưa chuộng.
Xem thêm: Xử lý bể tự hoại với vi sinh
Hiện men vi sinh Microbe-Lift OC-IND đang được phân phối độc quyền tại Biogency. Để đặt mua hàng với giá tốt nhất thị trường, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh