Bọt trắng ao nuôi tôm. Nguyên nhân và Cách xử lý

Bọt trắng trong ao nuôi tôm. 2 Nguyên nhân và Cách xử lý

Bọt trắng trong ao nuôi tôm hay ao tôm nổi váng bọt xuất hiện thường do quá trình phân hủy các chất hữu cơ này trong nước và đáy ao sản sinh ra lượng H2S hoặc do tảo tàn.

Hiện tượng bọt trên bề mặt ao nuôi tôm

Quá trình nuôi tôm: Quạt nước ao tôm, sục oxy sẽ sinh ra bọt trên bề mặt đó là điều bình thường. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bà con sẽ thấy xuất hiện lượng bọt trắng nổi nhiều, khó tan. Bọt trắng là hiện tượng trên bề mặt ao xuất hiện lớp bọt, nổi dày hoặc mỏng trên bề mặt ao. Bọt trắng nếu không được xử lý sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Khi bọt trắng xuất hiện là biểu hiện của chất lượng nước ao bị ô nhiễm do tích lượng lớn chất hữu cơ (phân tôm, thức ăn thừa). Ngoài ra, trong ao đang xuất hiện lượng khí độc (NH3 và NO2) rất cao.

Bọt trắng ao nuôi tôm. Nguyên nhân và Cách xử lý

Nguyên nhân sinh ra bọt trắng trong ao nuôi tôm

Có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bọt trắng trong ao nuôi tôm:

  • Sự hình thành khí độc H2S trong ao nuôi tôm: Quá trình nuôi tôm trong ao sẽ dần sinh ra các chất hữu cơ trong nước như: phân tôm, thức ăn thừa,… Quá trình phân hủy các chất hữu cơ này trong nước và đáy ao sản sinh ra lượng H2S. Nồng độ H2S càng cao lượng bọt trắng sinh ra càng nhiều. (Tham khảo cách xử lý khí độc H2S ao tôm)
  • Tảo tàn: Khi trong ao có nhiều chất ô nhiễm dần dần sẽ sinh ra tảo, sau một thời gian ngắn tảo chết hay còn gọi là tảo tàn sẽ là tăng thêm lượng chất ô nhiễm trong ao. Ngoài ra, tảo tàn nổi trên bề mặt kết hợp việc quạt nước sẽ làm bọt sinh ra bọt. (Tham khảo xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm)

Cách xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

Lượng bọt ít sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm, tuy nhiên lượng bọt xuất hiện nhiều sẽ làm tôm bị nhiễm độc là nguyên nhân gây ra một số bệnh hoặc nặng hơn sẽ làm tôm chết hàng loạt. Các biện pháp xử lý thường được áp dụng như sau:

Vớt bọt thường xuyên

Sử dụng vợt và các dụng cụ chuyên dụng để vớt bớt lượng bọt trên bề mặt. Tùy vào lượng bọt sinh ra nhiều hay ít sẽ tăng tần suất vớt mỗi ngày.

Thay nước

Thay 50 – 70% thể tích nước ao bằng nước mới, nhằm mục đích giảm lượng chất ô nhiễm trong ao từ đó giảm sinh ra khí độc H2S.

Sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift

Nếu 2 cách nêu trên chỉ xử lý tạm thời và không kiểm soát được hiệu quả, việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp phân hủy các chất hữu cơ trong ao, giảm việc hình thành khí độc H2S, từ đó, làm giảm lượng bọt trắng trong ao nuôi tôm. Hộ nuôi tôm Anh Quang ở Quỳnh Mai, Nghệ An đã áp dụng việc sử dụng Chế phẩm sinh học Microbe-Lift trong việc xử lý bọt trắng hiệu quả. Ao của anh có mật độ nuôi 200 con/ m2, trong ao xuất hiện nhiều bọt trắng. Kết quả test nhanh nồng độ H2S, NH3, NO2 rất cao. Việc anh lo lắng trước mắt là giải quyết bọt trên ao nuôi, anh đã sử dụng rất nhiều cách nhưng lượng bọt không giảm. Anh sử dụng Microbe-Lift với liều lượng 1,5 quarter AQUA C kết hợp 1,5 quarter AQUA N1 chia ra sử dụng trong vòng 1 tuần. Nhưng chỉ sau 2 ngày sử dụng lượng bọt trắng giảm đi rất nhiều.

  • Microbe-Lift AQUA C là chế phẩm sinh học chứa tổ hợp vi sinh chọn lọc, được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. AQUA C giúp phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa, đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong bùn và nước ao, giảm mùi tanh, giảm thay nước.
  • MicrobeLift AQUA N1 là chế phẩm sinh học giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi tôm, từ đó, giảm nồng độ khí độc gây ảnh hưởng đến tôm. AQUA N1 chứa hai chủng vi sinh vật: – Nitrosomonas sp (chuyển hóa ammonia (NH4) thành nitrit (NO2)). – Nitrobacter sp (tiếp tục chuyển hóa nitrit (NO2) thành nitrat (NO3)).

Bọt trắng ao nuôi tôm. Nguyên nhân và Cách xử lý

Tùy thuộc vào quy mô ao nuôi và tình trạng bọt trong ao mà liều lượng sử dụng vi sinh Microbe-Lift có sự thay đổi. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ 0909 538 514.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký