Chuan bi ao nuoi tom 1

Kỹ thuật chuẩn bị ao đất nuôi tôm hiệu quả

Hiện nay trong quá trình nuôi tôm, bà con rất hay gặp tình trạng tôm bị chậm lớn, kém phát triển và phát bệnh thường xuyên. Có vô kể các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, những phổ biến nhất có thể là do kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi tôm của bà con chưa hiệu quả. Bài viết này, Biogency sẽ giúp bà còn giải quyết vấn đề này nhé!   

Sau khi lựa chọn địa điểm nuôi tôm và xây dựng ao nuôi xong, điều tiếp theo bà con cần làm là chuẩn bị ao nuôi. Các bước chuẩn bị này giúp chúng ta có một ao nuôi tốt nhất, đảm bảo cho tôm phát triển mạnh.

Đối với ao nuôi cũ

chuẩn bị ao nuôi tôm

Ao đất

Để bắt đầu cho vụ nuôi mới, đối với ao nuôi cũ (ao đất), bà con nên chuẩn bị ao nuôi tôm như sau: 

  • Tháo dỡ dàn quạt nước, hệ thống sục khí sau đó phơi khô hoàn toàn và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Rút hết nước ao nuôi và loại bỏ chất thải, bùn đáy ao ra ngoài.
  • Bùn đáy phải được bơm vào ao chứa bùn, tránh bơm trực tiếp ra môi trường 
  • Phơi khô đáy ao khoảng 10-15 ngày
  • Gia cố lại bờ ao, cống ao để hạn chế nước bị rò rỉ

Ao nuôi thâm canh, bán thâm canh

Để chuẩn bị ai nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh bà con cần chú ý đến chất lượng nước ao nuôi. Vấn nạn ô nhiễm nguồn nước hiện nay rất phức tạp, đối với ao nuôi thâm canh, bán thâm canh thì bà con nên chuẩn bị ao lắng để chứa nước sạch cung cấp cho ao nuôi. Ao Lắng thường chiếm ⅓ diện tích ao nuôi, độ sâu hơn ao nuôi 0.5 đến 1m. Đáy ao lắng cần được cày bừa kỹ càng, rải vôi để ổn định độ pH. Thời gian chuẩn bị ao lắng trước thời gian cải tạo ao nuôi tôm khoảng 20 tới 30 ngày.

Đối với ao nuôi mới

chuẩn bị ao nuôi tôm

Lấy mẫu đất

Bước đầu chuẩn bị ao nuôi tôm mới, bà con nên kiểm tra kỹ càng độ pH của đất đáy ao và bờ ao vì đây là tiêu chuẩn quan trọng để tiến hành bón vôi ở những giai đoạn sau. Đất được chia thành 2 loại đất axit (đất chua, đất phèn, đất trung tính) và đất kiềm. Đất kiềm thường có các vùng có đá vôi, đất phèn thường ở khu vực ven biển (như đồng bằng sông Cửu Long)

Bà con có thể tự phân tích độ pH  bằng cách sử dụng các máy đo pH chuyên dụng. Nhưng lời khuyên để kết quả đo đạc chính xác nhất, bà con nên gửi các mẫu đất đến các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp.

Rửa sạch đáy ao 

Tiến hành xả lượng nước vừa đủ để rửa sạch các hợp chất kim loại (Al, Fe, Mg,…) dưới đáy ao nuôi. Nên rửa đi rửa lại nhiều lần để làm sạch tối đa.

Phơi khô đáy ao

Sau quá trình làm sạch đáy, ta tiến hành phơi khô đáy ao khảng 4-5 ngày (trời có nắng) để đất nứt ra. Độ cứng của đất vừa đủ để chịu được trọng lượng của một người, không bị lún quá 5cm khi đứng trên bề mặt là đủ tiêu chuẩn.

Trong thời gian phơi ao, bạn có thể: 

  • Sửa chữa đường dẫn và thoát nước
  • Cải tạo rãnh đáy ao và làm bằng phẳng đáy ao
  • Lắp đặt lưới lọc và máy móc xử lý 

Xới đất đáy ao 

Tiến hành cày lớp đất dưới đáy để lớp đáy tiếp xúc với không khí, điều này sẽ giúp:

  • Cải thiện chất lượng đáy ao 
  • Đẩy nhanh quá quá trình oxy hoá
  • Hỗ trợ giải phóng các chất dinh dưỡng dưới đáy ao 

Loại bỏ các loài thiên địch cho ao tôm 

– Các loài cá ăn tạp: cá loại cá ăn tạp như cá chẽm, cá măng, cá tráp, ca rô, … phải loại bỏ ngay nếu không sẽ gây hại rất lớn cho tôm con. Để đối phó nên sử dụng lưới hay túi lọc và xử lý tạp bằng hóa chất Saponin.

– Các loài giáp xác: cá loài như cua còng, bề bề, ghẹ,… là những kẻ săn mồi và cạnh tranh với ao nuôi tôm. Ngoài loài này con gây ra hiện tượng sạt lở bờ, rò rỉ nước hồ nuôi và là vật chủ trung gian gây bệnh cho tôm. Để hạn chế loài này, thì trong quá trình cấp nước vào ao bạn nên sử dụng túi lọc để trứng giáp xác không vào ao tôm được. Trong quá trình cải tạo ao có thể dùng đất đèn (chứa canxi cacbua) để tiêu diệt cua.

– Các loài động vật thân mềm: Loại thiên địch gây nhất trong loài này chính là Ốc, chúng là loài cạnh tranh thức ăn trực tiếp của tôm, là tác nhân là giảm độ kiềm gây hiện tượng khó lột vỏ và tôm bị mềm vỏ. Khi ốc phát sinh, bạn có thể rải vôi ven ao nuôi, kết hợp cùng với các hoá chất để xử lý. 

Bón vôi

chuẩn bị ao nuôi tôm

Vôi là ứng dụng của các hợp chất canxi và magie vào đất với mục đích giảm độ axit của đất. Nó thường được áp dụng trong hoặc sau giai đoạn phơi khô ao. Nên sử dụng vôi CaO với liều lượng từ 30 – 60 kg/1000m2 hoặc tùy theo tính chất của đất ao nuôi. (Tham khảo cách sử dụng vôi hiệu quả cho ao nuôi tôm)

Các lợi ích của việc bón vôi là: 

  • Giết chết hầu hết các vi sinh vật đặc biệt là ký sinh trùng 
  • Tăng độ pH của nước axit lên trung tính hoặc hơi kiềm
  • Tăng trữ lượng kiềm trong nước và bùn ngăn chặn những thay đổi bất lợi trong pH, 
  • Trung hòa tác dụng có hại của một số chất như sunfua và axit 
  • Qua việc tăng cường sự phân hủy các chất hữu cơ bởi vi khuẩn tạo ra dự trữ oxy và carbon giúp thúc đẩy năng suất sinh học thuận lợi hơn 
  • Kết tủa các vật liệu hữu cơ lơ lửng hoặc hòa tan, giảm nhu cầu oxy sinh học (BOD), tăng cường ánh sáng, tăng cường nitrat hóa do yêu cầu canxi của các sinh vật nitrat hóa
  • Gián tiếp cải thiện đất đáy kết cấu mịn với sự hiện diện của chất hữu cơ.

Tuy nhiên, bón vôi quá mức có thể gây hại vì nó làm giảm phốt pho thông qua canxi hoặc magiê phosphate không hòa tan.

Cách sử dụng vôi

+ Nên sử dụng vôi sống (CaO) hay vôi nông nghiệp ( Ca(OH)2 ) để cải tạo ao nuôi. Với vôi CaO nên lựa chọn vôi có độ mịn cao, độ ẩm thấp và không lẫn tạp chất.

 + Tiến hành dùng vôi bột CaO rải đều khắp nền đáy ao và bờ cao với hàm lượng khoảng từ 5 – 10kg/100m2 để tăng cường hệ đệm và ổn định độ pH cho ao nuôi. 

+ Tiếp tục phơi đáy ao từ 5-7 ngày trước khi xả nước vào ao nuôi. 

+ Rào lưới xung quanh ao nuôi để ngăn chặn thiên địch có hại cho ao nuôi

Sử dụng chlorine, iodine hoặc BKC để Diệt khuẩn nước ao nuôi

Chlorine

Clo có tính diệt khuẩn rất tốt nên được sử dụng ở khâu xử lý nước ao lắng, giúp đảm bảo nguồn nước cung cấp cho ao tôm được sạch khuẩn, ngoài ra chlorine có thể diệt được khuẩn Vibrio gây phát sáng ở tôm. Sử dụng Chlorine với liều lượng 20kg/1000m3 để khử trùng nước ao.

Iodine

Iodine khi giải phóng từ PVP-I có tác dụng duy trì chế độ khử khuẩn kéo dài 4 – 6 tiếng do đó sẽ ít kích ứng mô và tế bào tôm giống. Sát trùng nguồn nước với liều lượng 1l đến 1.5 lít cho 1000 mét khối nước ao.

BKC

BKC thuộc một muối amoni hữu cơ đã được ứng dụng rất phổ biến trong thủy sản, BKC dễ dàng phá hủy các màng tế bào và ngưng trệ các quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Ngoài ra, BKC còn có thể tiêu diệt các loại vi sinh vật đơn bào, nấm mốc, virus và khống chế sự phát triển của tảo. Sử dụng BKC sát trùng lúc chuẩn bị nguồn nước với liều lượng 3 lít/1000m3 nước ao

Tham khảo: Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng

_____________________________

Với những chia sẻ phía trên mong rằng Biogency có thể hỗ trợ bà con phương pháp hiệu quả nhất để có thể để chuẩn bị ao nuôi tôm hiệu quả. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm phương pháp xử lý nước ao nuôi hiệu quả xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký