Một trong những loại bể cần thiết trong nhiều hệ thống xử lý nước thải là bể tuyển nổi (DAF). Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại cũng như chức năng cụ thể của DAF trong hệ thống xử lý nước thải.
Các nội dung chính
Bể tuyển nổi (DAF) là gì? Cấu tạo và phân loại
Bể tuyển nổi hay bể DAF (Dissolved Air Flotation) một cụm thiết bị dùng để tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan trong nước thải dựa trên thay đổi trong độ tan của khí áp khác nhau.
Cấu tạo bể tuyển nổi
- Bể thép không gỉ: Là phần chính của hệ thống, làm từ thép không gỉ có khả năng chống oxy hóa cực cao.
- Bảng điều khiển cài đặt hệ thống tuỳ chỉnh: Được cài đặt để điều chỉnh và kiểm soát các hệ thống đã tùy chỉnh cho bể.
- Ổ đĩa phân phối khí và bơm: Đảm nhận việc khuấy trộn nước thải và hỗ trợ quá trình tạo bọt khí.
- Chương trình kiểm soát chất lượng đa cấp: Được cài đặt để giám sát và điều khiển chất lượng nước xử lý trong quá trình tuyển chọn.
- Cảm biến giám sát mức độ bùn, áp suất và lưu lượng: Được sử dụng để theo dõi các thông số quan trọng trong quá trình xử lý.
- Thiết bị giám sát TSS: Được sử dụng để đo lượng chất rắn lơ lửng trong nước.
- Các ống phân phối khí tích hợp: Dùng để cung cấp không khí và phân phối khí đều trong bể tuyển nổi.
>>> Xem thêm: Phương pháp tính toán và thiết kế bể tuyển nổi
Các loại bể tuyển nổi
Theo chức năng:
- Tuyển nổi cơ học: Sử dụng quá trình tuyển chọn cơ học để loại bỏ các hạt chất lơ lửng.
- Tuyển nổi chân không: Sử dụng áp suất chân không để hút các hạt chất lơ lửng lên bề mặt.
- Tuyển nổi áp lực: Sử dụng áp suất nước để đẩy các hạt chất lơ lửng lên mặt nước.
Theo hình dạng:
- Bể hình tròn: Thích hợp cho các dự án nhỏ và trung bình.
- Bể hình vuông/hình chữ nhật: Thường được sử dụng cho các dự án lớn, các khu công nghiệp. Loại hình chữ nhật có thời gian lưu lâu hơn, cần khoảng 20 – 30 phút.
Chức năng của bể tuyển nổi (DAF) trong hệ thống xử lý nước thải
Chức năng chính của bể tuyển nổi (DAF) dùng để tách các chất rắn hòa tan như dầu mỡ, các hạt rắn khác từ hỗn hợp chất lỏng, giảm tải các chất ô nhiễm dựa trên sự thay đổi áp suất khí tán trong quá trình xử lý.
- Bể DAF lắp đặt ở bước đầu tiên trước khi nước thải vào hệ thống xử lý để loại bỏ chất béo, dầu mỡ và giảm tải các chất ô nhiễm.
- Bể DAF lắp đặt cuối cùng trong quy trình xử lý nước để làm trong nước.
Nguyên lý hoạt động:
Bể DAF hoạt động thông qua bơm áp lực cao, nơi nước thải được trộn đều với không khí trong bồn để tạo áp cho đến khi không khí bão hòa.
Hỗn hợp nước thải và không khí sau đó chuyển qua ngăn tuyển nổi, van giảm áp suất để chuyển từ áp suất nội bộ sang áp suất khí quyển một cách đột ngột. Khí hòa tan tách ra và hình thành các bong bóng khí nhỏ (kích thước từ 40 đến 70 micromet) bám vào chất rắn lơ lửng và di chuyển lên trên, sau đó được loại bỏ bằng thiết bị gạt bọt bề mặt. Chất rắn lắng xuống đáy bể được thu gom thông qua hệ thống thu bùn ở đáy bể.
Bể DAF có hiệu quả xử lý cao trong việc loại bỏ dầu mỡ, bùn cặn, COD, BOD, SS với tỷ lệ lên đến 95%. Quá trình khử muối trong bể DAF sử dụng màng lọc sợi thủy tinh để ngăn chặn sự phát triển của tảo. Bể DAF dựa vào quá trình hóa lý, trong đó các bọt khí nhỏ tạo thành phân tách các hạt rắn và lỏng.
Các bóng khí này bám chặt vào vật chất rắn và tạo lực nâng, đẩy tốc độ nổi của vật chất rắn lên cao. Khi những vật chất này nổi lên, chúng sẽ được đưa vào phễu một cách cơ học để loại bỏ.
Bể tuyển nổi (DAF) thường được dùng trong xử lý nước thải nào?
Bể DAF có khả năng loại bỏ chất rắn lơ lửng với hiệu suất cao đến 95%, loại bỏ hạt quặng nặng dạng hữu cơ, ưu điểm tiết kiệm thời gian và dung tích bể, tuy nhiên chi phí đầu tư và bảo dưỡng khá cao. Hiện nay, bể tuyển nổi được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đến công nghiệp, nước thải y tế đến nước thải thuỷ sản, các loại nước thải có nồng độ chất bẩn, chất độc hại cao. Ví dụ:
Với những thông tin mà Biogency đã chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của bể tuyển nổi DAF trong xử lý nước thải. Ngoài ra, để được tư vấn về các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải, vui lòng liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vận hành bể tuyển nổi
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh