Hiệu ứng nhà kính đang là một trong những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất. Hiệu ứng này khiến cho nhiệt độ trung bình của Trái Đất cao hơn và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như cháy rừng, hạn hán, hiện tượng băng tan,… Bài viết sau đây của Biogency sẽ đi sâu vào phân tích cơ chế gây ra tình trạng này và đề xuất một số giải pháp hữu hiệu.
Các nội dung chính
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng các tia sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ hay mái nhà làm bằng kính và được hấp thụ lại rồi phân tán thành nhiệt lượng trên Trái Đất. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Pháp “effet de serre”, do nhà khoa học Joseph Fourier khám phá và đặt tên vào thế kỷ 19.
Hiện nay, tình trạng hiệu ứng nhà kính đã chạm mức báo động và trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, nhiều quốc gia. Hiện tượng này có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như:
- Biến đổi khí hậu: Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, các hiện tượng bão, lũ lụt, hạn hán, băng tan… cũng xuất hiện với tần suất và cường độ ngày càng gia tăng do tác động của hiệu ứng này.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Môi trường sống và hệ sinh thái bị phá vỡ bởi hiệu ứng nhà kính. Thậm chí, nếu tình trạng này không được kiểm soát thì còn có thể đẩy nhiều loài sinh vật đến bờ vực tuyệt chủng.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Sức khỏe con người cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch,… ngày càng tăng.
- Ảnh hưởng đến nền kinh tế: Hiệu nhà kính có thể gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, du lịch, cơ sở hạ tầng,…
Cơ chế gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính
Cơ chế gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính bắt đầu từ việc các tia hồng ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống sẽ bị hấp thụ lại trên mặt kính. Sau đó, lượng nhiệt đã bị hấp thụ sẽ được phân tán lại vào khí quyển. Khi này, các khí nhà kính hấp thụ và giữ lại một phần nhiệt khiến cho nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên.
Do bức xạ hồng ngoại có bước sóng ngắn nên có thể dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2. Tuy nhiên, bức xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ lại có bước sóng dài và không có khả năng xuyên qua các lớp khí nhà kính dày đặc trong khí quyển. Đây là lý do khiến cho nhiệt đã bị hấp thụ và phân tán lại trong khí quyển ngày càng tăng cao.
Các loại khí nhà kính phổ biến hiện nay bao gồm: CO2, CH4, N2O, O3 và CFC. Những chất khí này sinh ra từ nhiều hoạt động khác nhau như đốt nhiên liệu, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi, phân hủy chất hữu cơ,…
Làm cách nào để giảm tốc độ xảy ra hiệu ứng nhà kính?
Để giải quyết tình trạng gia tăng hiệu ứng nhà kính một cách hiệu quả và bền vững cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và cộng đồng. Sau đây, Biogency sẽ chia sẻ với bạn một số giải pháp hiệu quả:
Trồng thêm cây xanh
Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại hiệu ứng nhà kính. Chúng hấp thụ CO2 và cung cấp khí oxy (O2) – một loại khí rất quan trọng và cần thiết với sự sống. Do đó, trồng thêm cây xanh là một giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động của hiệu ứng này. Mỗi người có thể góp phần bằng cách trồng thêm cây xanh tại nhà, trường học và tuyên truyền đến gia đình, bạn bè.
Tiết kiệm năng lượng
Việc sử dụng năng lượng quá mức, đặc biệt là từ các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt góp phần đáng kể vào việc phát thải khí nhà kính. Do đó, tiết kiệm năng lượng là một giải pháp thiết yếu để giảm thiểu hiệu ứng này. Mỗi cá nhân có thể thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng đơn giản như: tắt thiết bị điện khi không sử dụng, hạn chế dùng điều hòa,…
Sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng
Ngành giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là khí CO2 và N2O. Do đó, việc sử dụng các phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường là rất cần thiết. Bạn nên ưu tiên sử dụng xe buýt, xe đạp công cộng hoặc đi bộ để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Sử dụng năng lượng sạch
Cho đến nay, nguồn năng lượng chính tại Việt Nam đang là năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ). Tuy nhiên, các nguồn năng lượng sạch (hay năng lượng tái tạo) như năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng đang được đẩy mạnh phát triển và sử dụng. Điều này có ý nghĩa rất lớn với công tác giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề hiệu ứng nhà kính trong lâu dài. Cùng với đó, việc tuyên truyền và cung cấp các kiến thức có liên quan đến hiệu ứng này tới mỗi cá nhân cũng rất quan trọng.
Qua bài viết trên, Biogency đã cùng với bạn tìm hiểu chi tiết về cơ chế gây ra hiệu ứng nhà kính và các giải pháp khắc phục tình trạng này. Hy vọng mọi người có thể chung tay bảo vệ môi trường sống lành mạnh.
>>> Xem thêm: Chúng ta làm gì để bảo vệ môi trường?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh