Chỉ số COD trong nước thải là gì? Phương pháp xác định hàm lượng COD chính xác nhất và phương án xử lý COD hiệu quả? Tất cả sẽ được Biogency lý giải trong bài viết này.
Các nội dung chính
COD trong nước thải là gì?
COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu Oxy hóa học) là lượng Oxy cần thiết để Oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ. Trong xử lý nước thải, COD được xem là một chỉ số quan trọng hàng đầu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải, đi kèm với chỉ số BOD.
Nhờ tính toán COD mà người ta chọn ra được phương án xử lý nước thải phù hợp, điều chỉnh và tránh lãng phí năng lượng của nhà máy. Chẳng hạn COD thấp thì cần sục khí để tăng cường Oxy hóa. Nếu BOD/COD càng cao thì nước thải càng ô nhiễm và khó xử lý.
Đơn vị đo của COD là Miligam trên lít (Mg/L) chỉ ra khối lượng Oxy cần tiêu hao trên 1 lít dung tích.
Xem thêm: Chỉ số MLSS trong nước thải là gì
Làm thế nào để xác định hàm lượng COD trong nước thải?
Trước đây, Pemanganat Kali (KMnO4) – một tác nhân Oxy hóa mạnh đã được sử dụng để đo nhu cầu Oxy hóa học. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện tính hiệu quả của KMNO4 trong việc Oxy hóa tất cả các chất hữu cơ bị dao động khá lớn, không thể có hiệu quả, làm ảnh hưởng đến việc xác định chỉ số COD.
Kể từ đó, các tác nhân Oxy hóa khác như Sulfat Xêri, Iodat Kali hay Dicromat Kali đã được sử dụng để xác định COD. Trong đó, Dicromat Kali (K2Cr2O7) là có hiệu quả nhất lại tương đối rẻ, dễ dàng tinh chế và có khả năng gần như Oxy hóa hoàn toàn mọi chất hữu cơ.
Tham khảo: Cách đo COD trong nước thải
Phương pháp đo COD bằng tác nhân Oxy hóa cho kết quả sau 3 giờ và số liệu COD chuyển đổi sang BOD khi việc thí nghiệm đủ nhiều để rút ra hệ số tương quan có độ tin cậy lớn. Một số cách khác là phân tích so màu sau khi Oxy hóa COD bằng Axit và sử dụng các hợp chất chỉ thị như Dichromate Hexavalent.
Xem thêm: TSS là gì, cách xử lý khi TSS cao
Cách giảm hàm lượng COD trong nước thải hiệu quả, tiết kiệm
Chỉ số COD trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất thường rất cao, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ra các tác động nghiêm trọng đến môi trường. Vậy làm sao để làm giảm hàm lượng COD trong nước thải một cách hiệu quả tối ưu chi phí nhất?
Có nhiều cách để giảm hàm lượng COD trong nước thải, trong đó sử dụng vi sinh là cách hiệu quả, tối ưu chi phí lại thân thiện với môi trường. Tùy thuộc vào môi trường như hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi mà việc lựa chọn sản phẩm men vi sinh được tích hợp các chủng vi sinh vật khác nhau.
MICROBE-LIFT IND – MEN VI SINH GIẢM COD HIỆU QUẢ, NHANH, TIẾT KIỆM
Là sản phẩm men vi sinh nhập khẩu 100% từ Mỹ, phân phối độc quyền và đang bán chạy nhất tại Biogency, Microbe-Lift IND là sản phẩm giúp nhiều doanh nghiệp sản xuất xử lý triệt để hàm lượng COD, BOD và TSS trong nước thải.
Microbe-Lift IND sở hữu 13 chủng vi sinh chọn lọc, mang giá trị cốt lõi riêng và độc nhất được nghiên cứu và tiến hành phân lập từ phòng thí nghiệm sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC). Chính lợi thế này giúp các chủng vi sinh được tích hợp trong IND sở hữu các ưu điểm vượt trội mà không phải sản phẩm nào cũng có được như:
Hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thông thường
Vi sinh vật trong IND hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường giúp tăng hiệu quả xử lý toàn diện hệ thống nước thải bằng cách:
- Giảm nhanh BOD, COD, TSS trong nước thải
- Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao
- Phục hồi nhanh chóng hệ thống xử lý nước thải sau sự cố
- Tăng cường quá trình khử Nitrat
- Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống
- Giảm mùi hôi, bùn thải
Kích hoạt nhanh – Phân hủy tốt hợp chất hữu cơ khó phân hủy
Microbe-Lift IND được chiết xuất ở dạng lỏng nên kích hoạt rất nhanh, bỏ qua được giai đoạn hoạt hóa từ bào tử thành vi sinh, đảm bảo tỷ lệ hoạt động 100%. Bên cạnh đó, IND còn phân hủy được những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- or Xylene- (BTX).
Thích nghi tốt 3 môi trường, ứng dụng đa dạng lĩnh vực
Ưu điểm vượt trội của Microbe-Lift IND là thích nghi tốt trong cả 3 môi trường là hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi, có thể hoạt động trong điều kiện lên tới 40 ‰ (khoảng 4%). Do đó, đây là sản phẩm có thể ứng dụng trong tất cả các loại hình nước thải chứa hàm lượng hữu cơ cao từ công nghiệp, đô thị, thủy sản đến chăn nuôi, dệt nhuộm, cao su…
Dễ dàng sử dụng
Với các dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift nhà vận hành hoàn toàn an tâm rất dễ dàng sử dụng, không yêu cầu nuôi cấy phức tạp, không đòi hỏi dụng cụ phức tạp. Bên cạnh đó cũng rất dễ bảo quản, không yêu cầu bảo quản trong phòng lạnh.
>>> Tham khảo chi tiết : Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND
Về liệu lượng sử dụng tùy thuộc vào thiết kế của hệ thống, thành phần nước thải, tải lượng và thời gian trữ nước của hệ thống. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết Biogency sẽ hỗ trợ bạn xử lý triệt để COD trong nước thải cũng như các vấn đề liên quan khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc chỉ số COD trong nước thải là gì cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích. Để được tư vấn cụ thể vấn đề, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi theo HOTLINE 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh