dac trung cua nuoc thai det nhuom

Đặc trưng của nước thải dệt nhuộm

Ngành may mặc sử dụng một lượng nước lớn để sản xuất. Đồng thời, thải ra môi trường một lượng nước thải dệt nhuộm đáng kể. Đặc trưng của chúng là gì?. Bạn có biết?.

dac trung cua nuoc thai det nhuom
Hình 1. Nhà máy dệt nhuộm.

Trong quá trình sản xuất, nguồn phát sinh nước thải dệt nhuộm chủ yếu ở các khâu giặt, làm mềm vải hay nhuộm. Thành phần các chất thải có trong nước thải dệt nhuộm có thể chia thành các nhóm sau.

  • Các hoá chất, chất trợ (textile auxiliavies), các chất xử lý hoàn tất (finishing agents), phẩm nhuộm (dyestuffs), sử dụng các công đoạn khác nhau và hồ (siling agent) được tách ra.
  • Các tạp chất thiên nhiên (naturelly occring dirt) muối, dầu mỡ trong sợi bông (cotton), sợi len (wool) .
  • Sợi (fibers) bị tách ra do tác động hóa học và cơ học trong quá trình gia công xử lý.
dac trung cua nuoc thai det nhuom
Hình 2. Sơ đồ nguồn phát sinh nước thải trong Quy trình dệt nhuộm.

>>> Xem thêm : Tiềm năng phân hủy sinh học của nước thải dệt nhuộm

Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm nói chung phụ thuộc rất lớn vào:

  • Loại và lượng hóa chất sử dụng.
  • Cơ cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm,…)
  • Tỷ lệ sợi tổng hợp.
  • Loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục, bán liên tục)
  • Đặc tính máy móc, thiết bị sử dụng…

Theo thành phần các chất thải trong nước thải đã được nêu ở trên, có thể nhận thấy rằng, nước thải từ quá trình nhuộm vải tại Công ty có thể bị ô nhiễm bởi bốn dạng ô nhiễm đặc trưng là:

  • Ô nhiễm hữu cơ.
  • Ô nhiễm hóa học và kim loại nặng.
  • Ô nhiễm do độ màu.
  • Ô nhiễm do các tạp chất cơ học.

Hai nguồn ô nhiễm cần phải giải quyết là từ công đoạn nhuộm và tẩy nấu.

Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải dệt nhuộm:

Nước thải tẩy giặt có pH dao động khá lớn từ 9 – 12. Hàm lượng chất hữu cơ cao (COD – 1.000 – 3.000 mg/l) do thành phần các chất tẩy gây nên. Hàm lượng cặn lơ lửng (SS) có thể đạt tới trị số 2.000 mg/l. Nồng độ này giảm dần ở cuối chu kỳ xả và giặt. Thành phần chủ yếu của nước thải bao gồm: thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất ôxy hóa, xenlulô, sáp, xút, chất điện ly…

dac trung cua nuoc thai det nhuom
Hình 3. Thông số đặc trưng trong nước thải dệt nhuộm.

Nước thải nhuộm có thành phần không ổn định. Thay đổi ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau. Thậm chí ngay cả khi cùng một loại vải với các loại thuốc nhuộm. Môi trường thuốc nhuộm có thể là axit, bazơ hay trung tính. Độ màu của nước thải khá lớn. Giai đoạn tẩy ban đầu có thể lên tới 10.000 Pt-Co.

Cho đến nay, hiệu quả hấp phụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60 – 70%. Còn 30 – 40% phẩm nhuộm ở dạng nguyên thủy hay một số đã bị phân hủy ở các dạng khác. Ngoài ra, một số chất điện ly, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường … cũng tồn tại trong thành phần nước thải này. Đó là nguyên nhân gây ra độ màu rất cao của nước thải dệt nhuộm.

Tham khảo: Xử lý nước thải có độ màu cao

Qua khảo sát thành phần nước thải chứa các nhóm hòa tan như: axit axetic, axit formic, chất oxy hóa (NaClO, H2O2), phẩm nhuộm trực tiếp, hoạt tính, axit, chất tẩy giặt, chất khử. Các nhóm không tan như: phẩm nhuộm azô, aline black, naphatine, tinh bột.

Mặt khác, thành phần và tính chất nước thải thay đổi liên tục trong ngày: các công đoạn như giặt, tẩy, nhuộm đều thực hiện trên cùng một thiết bị. Do vậy, theo từng giai đoạn, nước thải cũng biến đổi dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, độ pH, hàm lượng cặn đều không ổn định.

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Theo dõi Fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift để cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường và các phương án xử lý nước thải hiệu quả nhé!

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời