diet sua trong ao tom

Nguyên nhân xuất hiện và cách diệt sứa nước trong ao tôm

Nhiều bà con nuôi tôm bắt gặp sứa xuất hiện trong ao nuôi tôm của mình nhưng không biết lý do vì sao, và làm cách nào để diệt sứa hiệu quả. Bài viết “Nguyên nhân xuất hiện và cách diệt sứa nước trong ao tôm” được Biogency chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích cho bà con.

Nguyên nhân xuất hiện sứa nước trong ao nuôi tôm

Sứa là một loài động vật sống dưới nước (do đó còn được gọi là sứa nước), thuộc ngành ruột khoang và có dạng hình dù, miệng ở phía dưới. Đây là loài động vật ăn thịt thụ động, thức ăn của chúng là giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các loại cá nhỏ…

Ở môi trường ao nuôi tôm là điều kiện thuận lợi để sứa nước phát triển. Sứa nước ngọt hay sứa nước lợ thường nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu khiến sứa nước xuất hiện trong ao nuôi tôm là do nguồn nước cấp vào ao nuôi có chứa sứa nước hoặc trứng sứa (hoặc nhiều bà con còn gọi là trứng nước – vì trứng nhỏ, trong suốt như giọt nước). Mặc dù khi cấp nước vào ao, bà con đã sử dụng hệ thống lưới lọc để loại bỏ tạp chất có trong nước, tuy nhiên, vì kích thước của sứa nhỏ, đặc biệt là trứng sứa siêu nhỏ nên chúng vẫn có thể xâm nhập vào ao nuôi và sinh sống, phát triển.

Ở mật độ thấp sứa không gây ảnh hưởng nhiều đến tôm. Tuy nhiên, vì sứa nước có khả năng sinh sản nên nếu không tìm ra nguyên nhân sứa nước xuất hiện cũng như diệt sứa nước trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng vụ nuôi.

01 diet sua trong ao tom
Sứa nước xuất hiện mật độ cao gây nhiều tác hại cho ao nuôi tôm

Tác hại của sứa nước đối với tôm nuôi

Nếu không tiêu diệt sứa nước trong ao nuôi tôm, chúng sẽ gây ra nhiều tác hại như:

  • Trứng sứa nước khi nở sẽ cạnh tranh thức ăn với tôm, đặc biệt là các nguồn thức ăn tự nhiên có trong ao để sinh trưởng và phát triển, làm mất đi sự cân bằng chuỗi thức ăn trong ao nuôi tôm và làm tôm giảm ăn, chậm lớn.
  • Trong quá trình sống, sứa nước tiết ra chất nhầy liên tục, điều này dẫn đến khả năng khuếch tán oxy trong nước giảm. Không những thế, các chất nhầy do sứa tiết ra còn bám vào thức ăn của tôm, khiến tôm bắt mồi khó khăn hơn.
  • Một số loài sứa còn tiết ra chất độc khiến tôm suy yếu, nếu ở nồng độ chất độc cao có thể khiến tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm ở cuối vụ nuôi.

Với những tác hại nghiêm trọng của sứa nước kể trên, làm thế nào để diệt sứa nước trong ao nuôi tôm và phòng ngừa sự xuất hiện của chúng? Đây là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm.

Cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả

Có nhiều cách để diệt sứa nước trong ao nuôi tôm. Dưới đây là một số cách diệt sứa hiệu quả được Biogency tổng hợp lại, bà con có thể tham khảo:

  • Sử dụng quạt nước và lưới chắn để diệt sứa: Với cách này, bà con cần lắp đặt lưới chắn trước quạt nước (lưới chắn thường có kích thước lỗ rất nhỏ, lưới sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới 2,5cm, chiều dài lưới tương đương với chiều dài của quạt nước). Khi quạt nước hoạt động sẽ tạo nên dòng chảy khiến sứa và trứng sứa bị cuốn theo dòng chảy đó và va đập vào lưới chắn đã được lắp đặt. Khi có sự va đập xảy ra, trứng sứa sẽ bị vỡ, hoặc nếu không bị vỡ thì sẽ dính vào lưới chắn. Cứ định kỳ sau 7-10 ngày, bà con vệ sinh dưới chắn một lần. Cách này được bà con nuôi tôm ở Bạc Liêu nghĩ ra vào năm 2014 và đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu công nhận hiệu quả và phổ biến áp dụng rộng rãi cho nhiều trang trại nuôi tôm. Tuy hiệu quả không đạt 100% nhưng đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và không gây ảnh hưởng tiêu cực nào cho tôm và môi trường.
  • Sử dụng hóa chất để diệt sứa nước trong ao nuôi tôm: Ở liều lượng phù hợp, Chlorine được xem là hóa chất có khả năng diệt sứa và khử trùng ao nuôi tôm hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng Chlorine để diệt sứa nước, chúng chỉ có tác dụng tạm thời, nếu sử dụng nhiều và liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến tôm và môi trường. (Tham khảo: Lưu ý khi dùng chất diệt khuẩn ao tôm)
  • Thay nước và cấp lại nước mới không chứa sứa/trứng sứa cho ao nuôi tôm: Đây là một cách nhanh chóng để loại bỏ sứa trong ao nuôi tôm. Nhưng điều này cũng đưa ra không ít thách thức cho bà con vì hiện nay nguồn nước sạch để nuôi tôm đang ngày một khan hiếm dần, do đó trước khi thay nước bà con cần phải tốn thêm thời gian để chứa nước vào ao lắng và xử lý nước, đảm bảo khi cấp nước vào ao nuôi chất lượng nước sẽ đảm bảo và phù hợp cho tôm.

Vẫn là phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Biogency luôn khuyến khích bà con thực hiện các biện pháp phòng ngừa hơn là điều trị. Đối với sứa cũng vậy. Bà con nên thực hiện tốt các khuyến cáo dưới đây để chủ động ngăn ngừa sứa xuất hiện trong ao nuôi tôm của mình gây ảnh hưởng đến chất lượng vụ nuôi:

  • Cải tạo và diệt khuẩn ao nuôi thật kỹ trước khi bước vào vụ nuôi mới.
  • Bón vôi và phơi ao để diệt hết các ấu trùng/vi khuẩn/vi-rút còn sót lại.
  • Khi cấp nước vào ao nuôi, cần lọc qua lớp vải dày, giữ nước ổn định trong vài ngày, và xử lý nước để đảm bảo không còn mầm bệnh hại/trứng sứa trước khi tiến hành thả giống.
  • Thường xuyên kiểm tra nước ao, các thông số môi trường để kịp thời phát hiện những bất thường và xử lý. (các thông số nước ao tôm cần lưu ý)
  • Sử dụng ao lắng để chứa và xử lý nước trước khi cấp thêm/cấp bù vào ao trong suốt quá trình nuôi.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học/men vi sinh định kỳ để làm sạch nước, xử lý lợn cợn, thức ăn thừa, phân tôm, kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm để tôm có môi trường phát triển tốt nhất.
02 diet sua trong ao tom
Men vi sinh Microbe-Lift xử lý hiệu quả các vấn đề của nước nuôi thủy tôm.

Cần tư vấn thêm về cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm cũng như các dòng men vi sinh xử lý môi trường nước nuôi hiệu quả, bà con hãy liên hệ Biogency theo số Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký