Giá thể vi sinh dạng sợi là gì? Ưu, nhược điểm khi sử dụng

Giá thể vi sinh dạng sợi là gì? Ưu, nhược điểm khi sử dụng

Giá thể vi sinh dạng sợi là sản phẩm thường thấy trong các hệ thống xử lý nước thải. Vậy công dụng của chúng là gì? Khi sử dụng có những ưu, nhược điểm nào cần nắm bắt? Cùng Biogency tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Giá thể vi sinh dạng sợi là gì?

Giá thể vi sinh dạng sợi hay còn được gọi là đệm vi sinh dạng sợi, được làm từ sợi tổng hợp, trong đó bao gồm 1 sợi chính dài 1-2m và nhiều sợi nhánh quấn chặt với nhau, mỗi sợi nhánh dài từ 100-200mm.

Hiện giá thể vi sinh dạng sợi được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, bệnh viện, ngành công nghiệp,… áp dụng phương pháp sinh học.

Giá thể vi sinh dạng sợi là gì? Ưu, nhược điểm khi sử dụng
Giá thể vi sinh dạng sợi còn gọi là đệm vi sinh dạng sợi.

Giá thể vi sinh dạng sợi được ứng dụng trong xử lý nước thải như thế nào?

Giá thể vi sinh dạng sợi được sử dụng trực tiếp trong các bể hiếu khí, kỵ khí, trở thành nơi các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí bám dính và cư ngụ. Điều này không chỉ giúp ổn định số lượng vi sinh vật mà còn tạo điều kiện để vi sinh vật sinh sôi.

Giá thể vi sinh dạng sợi là gì? Ưu, nhược điểm khi sử dụng
Hệ thống giá thể vi sinh dạng sợi được lắp đặt tại các bể xử lý nước thải.

Cụ thể, có thể hình dung nguyên lý hoạt động chung của giá thể vi sinh qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn kết dính: Sau khi lắp đặt giá thể, vi sinh sẽ bám vào bề mặt của giá thể tạo màng vi sinh để phát triển.
  • Giai đoạn phát triển: Sau khi bám, vi sinh sẽ bắt đầu phát triển, đồng thời bắt đầu quá trình phân hủy sinh học.
  • Giai đoạn tăng sinh khối: Lúc này vi sinh phát triển mạnh, lớp màng dày lên nhiều. Hiệu suất phân hủy sinh học cũng ở mức cao nhất.
  • Giai đoạn phân tán: Sau khi phát triển đến độ dày nhất định, lớp màng sẽ ngừng tăng sinh khối và ổn định hơn. Vi sinh vật lúc này sẽ tách khỏi giá thể để trao đổi chất, phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Trong quá tình này cần đảm bảo lượng cơ chất để quá trình trao đổi chất diễn ra. Nếu không, vi sinh sẽ bị thiếu dinh dưỡng và phân hủy nội bào.

Mặt khác, sử dụng giá thể làm giảm bớt mùi hôi phát sinh ra trong quá trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ. Giúp quá trình vận hành hệ thống diễn ra ổn định đạt tới năng suất cao. Đồng thời, giá thể vi sinh dạng sợi còn có thể khả năng chống sốc tải khi nồng độ ô nhiễm trong nước thải thay đổi đột ngột, góp phần đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đầu ra theo đúng đạt yêu cầu.

Ưu nhược điểm khi sử dụng giá thể vi sinh dạng sợi trong xử lý nước thải

Giá thể vi sinh nói chung là vật liệu không thể thiếu trong quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

Có nhiều loại giá thể khác nhau, được làm từ các vật liệu khác nhau, từ tự nhiên như xơ dừa, sỏi, than, cát đến sợi tổng hợp, hạt xốp,…  Đa dạng về chủng loại như dạng sợi, dạng tổ ong, dạng bánh xe di động, dạng hình cầu,…  Trong đó, giá thể dạng sợi tổng hợp được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi nhờ nhiều ưu điểm:

  • Giá thành rẻ, sẵn hàng, dễ dàng tìm mua.
  • Cấu tạo dạng sợi, diện tích tiếp xúc lớn, có điện trở thấp, hiệu suất tản nhiệt cao, có thể phân khối giữa nước – không khí rất tốt, mang vi sinh vật phát triển thuận lợi mà không cần cắt giảm bọt khí.
  • Tỷ lệ oxy hóa cao, thải ra lượng bùn thấp.
  • Có khả năng tự làm sạch, tốc độ lưu thông cao, ngăn ngừa tắc nghẽn.
  • Vận chuyển đơn giản, nhanh chóng.
  • Dễ dàng lắp đặt, sử dụng trong các hệ thống.
  • Có thể áp dụng với mọi diện tích của bể xử lý.
  • Chịu ăn mòn tốt, độ bền cao (> 5 năm).
Giá thể vi sinh dạng sợi là gì? Ưu, nhược điểm khi sử dụng
Chất liệu làm giá thể vi sinh vật dạng sợi khá đa dạng.

Nhược điểm duy nhất của giá thể vi sinh dạng sợi là cần đầu tư khung treo giá nên tốn thêm chi phí, thời gian và công sức lắp đặt.

Các bước lắp đặt giá thể vi sinh dạng sợi gồm:

  • Bước 1: Gia cố 2 thanh đỡ ở 2 bên thành bể, đục lỗ giữa các thanh đỡ sao cho khoảng cách các lỗ từ 20 – 30cm.
  • Bước 2: Lắp đặt đường dây bằng inox hoặc cước để kết nối 2 bên thành bể lại với nhau, hoặc làm khung đỡ 2 bên thành bể.
  • Bước 3: Buộc giá thể vi sinh lên các đường dây hoặc khung đỡ, khoảng cách giữa các sợi là 20 – 30cm tùy vào loại nước thải cần xử lý.
  • Bước 4: Cho nước sạch vào bể chứa để thử tải, sau đó đi vào vận hành thử nghiệm độ chắc chắn của giá thể và hệ thống khung đỡ.

Như vậy có thể thấy, giá thể vi sinh dạng sợi tuy “nhỏ nhưng có võ”, góp phần không nhỏ giúp tăng hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải áp dụng phương pháp sinh học. Hiện trên thị trường, giá thể vi sinh vô cùng đa dạng, bên cạnh chọn loại phù hợp bạn cũng cần chú ý đến chất lượng sản phẩm, tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Nếu quan tâm đến các biện pháp hay sản phẩm xử lý nước thải sinh học, liên hệ ngay qua Hotline 0909 538 514, đội ngũ kỹ thuật của Biogency sẽ hỗ trợ bạn chi tiết nhất.

>>> Xem thêm: Vai trò và ưu điểm của giá thể vi sinh trong xử lý nước thải sinh học

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký