Hướng dẫn phòng, trị dứt điểm nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Hướng dẫn phòng, trị dứt điểm nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là mối lo ngại lớn với không ít bà con, vì tốc độ phát triển của chúng rất nhanh, nếu không kịp thời xử lý dễ gây ra hệ lụy nghiêm trọng. Bài viết này, Biogency sẽ mách bà con cách trị cũng như chủ động phòng ngừa loài nấm này trong ao tôm hiệu quả.

Nấm đồng tiền là gì? Nguyên nhân chúng xuất hiện trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền không đơn thuần là một loài nấm, thực chất chúng là loài địa y, có cấu tạo gồm nhiều bào tử nấm.

Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường bám vào bạt, đất, đá, nhá cho ăn và các thiết bị, dụng cụ ao nuôi. Tên địa phương thường gọi là nấm chân chó vì chúng có dạng như những lớp vảy hình chân chó. Ngoài ra hình dạng của chúng còn khá giống cành cây, vảy hay búi sợi,…

Hướng dẫn phòng, trị dứt điểm nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm
Nấm đồng tiền là một loại địa y có mùi tanh khá nồng.

Nguyên nhân nấm đồng tiền xuất hiện trong ao tôm:

  • Ao tồn dư chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải tôm và các vi sinh vật.
  • Ao có nhiều khí độc như amoni, nitrit, nitrat, sunfua, metan,…
  • Ao thiếu oxy.
  • Ao có nhiệt độ thấp.
  • Ao có độ mặn, độ pH thất thường.
  • Ao tôm bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi bào tử, ký sinh trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh cho tôm.

Do đó chúng ta sẽ thấy nấm đồng tiền thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm hoặc ao có độ mặn cao, ao không được cải tạo kỹ. Chúng phát triển nhanh khi ao ô nhiễm, tạo thành các cụm nấm, trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều vi sinh vật gây bệnh cho tôm, đáng lo ngại nhất là ký sinh trùng, vi khuẩn Vibrio,… là mầm mống gây bệnh về đường ruột, khiến tôm giảm ăn, chậm lớn, teo gan, rớt đáy,…

Hướng dẫn phòng, trị dứt điểm nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm
Một số vị trí nấm đồng tiền thường xuyên xuất hiện.

Cách trị ao tôm bị nấm đồng tiền hiệu quả

Khi phát hiện nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm, bà con cần xử lý càng sớm càng tốt, tránh để chúng lan rộng càng khó xử lý, hệ lụy càng lớn.

Cắt giảm thức ăn cho tôm, tăng cường vitamin C

Đầu tiên, bà con cần cắt giảm lượng thức ăn cho tôm, điều này nhằm hạn chế tình trạng thức ăn dư thừa nhiều, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Đồng thời, bà con cần tăng cường sử dụng vitamin C chống sốc để tăng sức đề kháng cho tôm.

Không chà, tẩy nấm

Đây là sai lầm không ít bà con gặp phải, việc chà, tẩy nấm chỉ khiến bào tử nấm phát tán, phát sinh độc tố, gây hại cho tôm.

Sử dụng enzyme xử lý kết hợp vi sinh liều cao

Tại vị trí xuất hiện nấm, bà con sử dụng 0,5 gram – 1 gram men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM (cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm) kết hợp trộn cho 1 kg thức ăn, sau đó tạt cho tôm ăn. Nên cho ăn liên tục suốt vụ nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

Kết hợp men vi sinh làm sạch nước Microbe-Lift AQUA C + 5kg mật đường, tạt đều xuống ao nuôi, đồng thời sục khí liên tục để tăng thêm hiệu quả xử lý.

Hướng dẫn phòng, trị dứt điểm nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm
Bộ đôi xử lý nấm đồng tiền hiệu quả Microbe-Lift DFM và Microbe-Lift AQUA C.

Duy trì sử dụng enzyme và men vi sinh thường xuyên để làm sạch nước và ngăn chặn nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nấm phát triển.

Cách phòng ngừa nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm đơn giản

Nấm đồng tiền trong ao nuôi là mối nguy hại lớn, nhất là khi chất lượng ao nuôi không đảm bảo, khiến nấm lan rộng nhanh, khó xử lý, hệ quả nghiêm trọng. Do đó tốt nhất bà con cần chủ động phòng ngừa loài nấm này xuất hiện trong ao.

Cải tạo ao, diệt trừ bào tử nấm triệt để

Để phòng trừ nấm đồng tiền, khâu cải tạo ao nuôi cực kỳ quan trọng. Đặc biệt nếu vụ trước ao nuôi của bà con có xuất hiện nấm đồng tiền thì công tác cải tạo càng phải được tiến hành kỹ lưỡng, đảm bảo diệt trừ hết bào tử nấm còn sót lại.

Bà con có thể tham khảo quy trình xử lý như sau:

  • Làm sạch ao bằng cách hòa vôi nung (CaO) với nước tạo thành dung dịch sền sệt, tưới đều rồi quét khắp bạt ao. Lớp vôi tôi phủ trên bạt ao càng dày thì hiệu quả xử lý càng cao.
  • Đối với ao phủ bạt bờ và đất đáy, ta giữ ẩm đáy ao, phủ vôi nóng lên đáy (liều lượng 700-800kg/1.000m2).
  • Tất cả các nguồn cung cấp cho ao nuôi bị ô nhiễm như thiết bị hay dụng cụ làm việc cũng phải được xử lý bằng vôi tôi.
  • Phơi khô ao trong khoảng 2-3 ngày.
  • Sau đó tiếp tục xịt rửa, vệ sinh lại ao nuôi và phơi thêm khoảng 5-7 ngày.

Quản lý môi trường ao nuôi

Môi trường ao ô nhiễm là tác nhân khiến nấm phát tán nhanh, lan rộng. Nhất là khi bà con không kiểm tra, phát hiện kịp thời sự xuất hiện của nấm đồng tiền. Do đó, sau khi thả tôm vào ao, trong quá trình nuôi bà con cần chú ý:

  • Liều lượng thức ăn cho tôm, hạn chế dư thừa.
  • Kiểm soát các thông số như DO, nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong đục của ao.
  • Kiểm tra hàm lượng khí độc trong ao.
  • Sử dụng quạt nước gom tụ chất thải vào khu vực giữa ao, dùng máy bơm xi phông chất thải đưa ra ao chứa để giữ môi trường ao luôn sạch.

Đặc biệt, bà con nên kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để phân hủy chất thải lắng tụ trong nền đáy ao. Một số men vi sinh giúp tăng sức khỏe đường ruột cho tôm, tăng đề kháng giúp tôm phòng ngừa bệnh.

Để hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm men vi sinh phòng ngừa nấm đồng tiền trong ao tôm nói riêng và men vi sinh trong nuôi tôm nói chung, bà con liên hệ ngay Hotline 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Làm cách nào để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký