Tình trạng ô nhiễm của các ao, hồ đang là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Đặc biệt là tại các thành phố lớn với tốc độ phát triển nhanh chóng.
Nhiều ngành nghề ngày càng phát triễn đã vô tình gây nên sự ô nhiễm ao, hồ, nguồn nước,… Nếu không kiểm soát và cải thiện sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và con người.
Các nội dung chính
Hiện trạng chất lượng môi trường nước ao, hồ:
– Hiện tượng phú dưỡng: Nước ở ao hồ qua nhiều năm thường có màu xanh lục đậm. Nước gần cống thải đổ vào ao hồ, một phần chuyển sang màu đen. Sự phú dưỡng diễn ra trong thời gian dài. Thúc đẩy các loại lục bình, cỏ dại phát triển nhanh về sinh khối, chiếm nhiều diện tích mặt nước.
Làm cho phần nước bên dưới bị thiếu hụt ánh sáng, oxy. Khi lượng sinh khối này chết trong ao hồ tạo ra một áp lực ô nhiễm hữu cơ. Dinh dưỡng rất lớn từ sự phân hủy xác thối, làm thiếu hụt oxy trong nước càng trầm trọng hơn. Đây cũng lại chính là tác nhân góp phần gây nên sự phóng thích photpho từ trầm tích đáy hồ. Do đó càng làm gia tăng tình trạng phú dưỡng.
Tình trạng phú dưỡng không chỉ gây suy giảm chất lượng nước trong ao hồ. Nó còn tạo mùi tanh hôi, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
>>> Xem thêm: Thực trạng nước thải đô thị Việt Nam: 87% vẫn chưa được xử lý
– Ô nhiễm môi trường: Trong ao hồ thường có rác thải sinh hoạt (bao nilong, rác thải hữu cơ,… ). Làm tắc cống dẫn nước vào- ra và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan. Nước thải sinh hoạt của người dân khi thải vào ao hồ thường chưa qua xử lý. Các cống nước thải đổ vào ao hồ bị ùn tắc bởi rác thải. Các loại sinh khối thực vật mọc hoang tạo thành các bãi sình lầy ô nhiễm. Tạo ra mùi hôi, gây mất cảnh quan nghiêm trọng.
– Chất lượng nước : thường thấy ở ao hồ hiện nay rất bẩn, hôi và đen. Điều này phản ánh tình trạng lưu thông nước trong ao, hồ kém. Có hiện tượng ô nhiễm cục bộ ở một số vị trí gần các cống thải. Dòng nước ra khỏi ao, hồ có chất lượng tốt hơn so với trong hồ. Nhưng không quá chênh lệch. Cho thấy khả năng tự làm sạch của ao, hồ rất thấp vì đã quá tải lượng chất thải.
Một số biện pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm của chất lượng môi trường ao, hồ:
Giải quyết tác nhân gây ô nhiễm bên ngoài ao, hồ:
+ Thu gom xử lý nước thải bằng cách lắp đặt đường cống thu gom riêng nước thải dẫn đến trạm xử lý. Nên sử dụng loại cống thu gom riêng nước thải và nước chảy tràn,có bố trí giếng tách dòng để tách riêng nước mưa: nước thải được dẫn tự chảy đến trạm xử lý, nước mưa được tách riêng chảy thẳng vào hồ.
+ Có thể áp dụng các phương pháp xử lý cơ học, sinh học và hóa học để xử lý nước thải bằng cụm bể liên hoàn, với sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý được chất hữu cơ và một phần chất dinh dưỡng trong nước thải.
+ Phương pháp xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí liên hoàn giúp loại bỏ một phần nitơ thông qua quá trình nitrat hóa và khử nitrat đồng thời loại bỏ phốt pho thông qua tích lũy trong tế bào vi sinh.
Tuy nhiên việc xây dựng trạm xử lý cũng tồn tại những nhược điểm như: Chi phí đầu tư lớn, gồm chi phí cống thu gom, chi phí xây dựng, vận hành và bảo dưỡng trạm xử lý. Ngoài ra còn phát sinh thêm một số chi phí về giải phóng mặt bằng, đền bù, giải tỏa,….
Xử lý, loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm bên trong lòng ao, hồ:
Các tác nhân gây ô nhiễm bên trong lòng ao hồ bao gồm: bùn bẩn tích tụ lâu năm dưới đáy ao hồ, sự tập trung khối lượng lớn sinh khối thủy sinh, sự ùn tắc dòng chảy, lưu thông nước kém và suy giảm khả năng làm sạch của ao hồ.
>>> Xem thêm: Hiện trạng xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì
+ Hấp thụ chất ô nhiễm bằng thực vật thủy sinh: Kết hợp trồng các loại thực vật thủy sinh bám rễ vào bùn (sen, súng, thủy trúc, bồ bồ) để hấp thụ bớt chất dinh dưỡng trong bùn và thực vật nổi như rau muống để hấp thụ chất dinh dưỡng trong nước. Mặt khác, trồng rau muống thành các bè thủy sinh có thể giúp loại bỏ một số chất dinh dưỡng trong nước hồ, tốc độ loại N, P thông qua thu hoạch rau muống (theo Nguyễn Văn Hợp, Hoàng Thái Long, Phạm Khắc Liệu, Đánh giá tải lượng chất thải đổ vào hồ và khả năng loại trừ các chất dinh dưỡng (N và P) của các hồ trong Kinh Thành Huế).
+ Xử lý bùn đáy: Lượng bùn tích tụ ở đáy lâu năm đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực như: giảm đáng kể độ sâu chứa nước của hồ, ô nhiễm từ quá trình phóng thích chất bẩn từ bùn trở lại nước (đặc biệt là photpho gây thêm áp lực phú dưỡng nước hồ), làm nước thối, bẩn dễ sinh ra tình trạng thiếu oxy, pH thấp hoặc sinh ra khí độc có hại cho tôm cá, hạn chế khoáng hóa của chất hữu cơ, hấp thụ nhiều ion,….Do đó, lượng bùn này cần được xử lý để giảm các tác động tiêu cực đối với chất lượng nước và thủy sinh vật trong hồ.
Có thể xử lý bùn bằng những giải pháp khác nhau như:
Giải pháp 1 : Rút nước và phơi đáy hồ
Giải pháp 2 : Nạo vét bùn đáy hồ đưa đi xử lý ở nơi khác
Giải pháp 3: Áp dụng chế phẩm vi sinh phân hủy bùn trong nước
Kết hợp sử dụng 2 vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift SA giúp phân huỷ nhanh chóng bùn trong đáy ao hồ, đầm phá một cách hiệu quả nhất.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh