xu-ly-bod-cod-tss-trong-nuoc-thai-che-bien-cao-su-microbelift

Giải pháp xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải chế biến cao su đến từ vi sinh Microbelift

Với thành phần và tính chất của nước thải chế biến cao su, để đạt được hiệu quả xử lý, khâu nuôi cấy vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng.

Ngành công nghệ sản xuất và chế biến mủ cao su là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nước ta. Nước thải phát sinh nhiều trong quá trình chế biến mủ cao su thiên nhiên. Nước thải này có độ ô nhiễm rất cao. Với các chỉ số BOD, COD, TSS, nitơ, photpho cao gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần tiêu chuẩn nước thải đầu ra theo QCVN 01- MT: 2015/BTNMT.

Thành phần và tính chất của nước thải cao su

Nước thải chế biến cao su được hình thành chủ yếu từ các công đoạn khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn chứa.

Nước thải chế biến cao su có PH thấp. Trong khoảng 4,2 – 5,2. Chủ yếu do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Trong nước thải còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit foomic (dùng trong quá trình đánh đông), và N-H3 (dùng trong quá trình kháng đông). Hàm lượng COD khoảng 2500 – 35000mg/l. BOD khoảng 1500-12000mg/l. Tỷ lệ BOD/COD của nước thải là 0,6 – 0,88 rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. (Tham khảo cân bằng sinh khối cho nhà máy nước thải cao su)

Ngoài ra, trong nước thải còn chứa một lượng lớn các hạt cao su chưa kịp đông tụ trong quá trình đánh đông. Nó sẽ xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải và gây cản trở quá trình xử lý.

xu-ly-bod-cod-tss-trong-nuoc-thai-che-bien-cao-su-microbelift
Hình 1. Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su.
(Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải PGS. TS Nguyễn Văn Phước, 2010)

Giải pháp xử lý nước thải chế biến cao su

Với thành phần và tính chất của nước thải chế biến cao su thì để đạt được hiệu quả xử lý nước thải cao su, bên cạnh công nghệ phải đảm bảo thì yếu tố nuôi cấy vi sinh cũng không kém phần quan trọng.

Nuôi vi sinh xử lý nước thải cao su là điều cần thiết khi sử dụng phương pháp sinh học. Hàm lượng vi sinh vật đủ lớn, khỏe để hoạt động mạnh trong môi trường. Thúc đẩy quá trình phân hủy cho hệ thống. Chế phẩm sinh học MicrobeLift xử lý nước thải cao su được các kỹ sư vận hành khuyên dùng để đạt được hiệu quả xử lý cao. Hai dòng sản phẩm chính được khuyến cáo nên bổ sung vào là vi sinh MicrobeLift IND và vi sinh MicrobeLift N1.

Vi sinh giảm BOD, COD, TSS MicrobeLift IND

MicrobeLift IND là lại chế phẩm vi sinh giúp gia tăng toàn diện tốc độ ôxy hoá. Tăng đáng kể khả năng phân huỷ sinh học. Quần thể vi sinh vật này làm giảm BOD, COD, TSS (Xem thêm TSS là gì) đầu ra. Cải thiện khả năng lắng trong các công đoạn làm sạch phía sau. Giảm thể tích bùn của các hợp chất khó phân huỷ như: acid béo, các hợp chất hoá học đa dạng, hydrocarbon và các chất xơ khác. Ngoài ra nước thải cao su còn chứa một lượng nitơ khá cao. Do sử dụng amoniac để chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ.

xu-ly-bod-cod-tss-trong-nuoc-thai-che-bien-cao-su-microbelift

Hình 2. Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS MicrobeLift IND.

Vi sinh xử lý Ni-tơ MicrobeLift N1

MicrobeLift N1 là quần hợp các vi sinh vật khử nitơ được chọn lọc riêng biệt để đẩy mạnh, thiết lập và duy trì quá trình nitrat hóa. MicrobeLift N1 bao gồm vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. Quá trình Nitrat hoá từ Nitơ Amoni được chia làm hai bước. Và có liên quan tới hai loại vi sinh vật. Đó là vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. Ở giai đoạn đầu tiên, amoni được chuyển thành nitrit. Bước thứ hai, nitrit được chuyển thành nitrat.

  • Bước 1. NH4 + 1,5 O2 –> NO2 + 2H+ + H2O ( cần Nitrosomonas)
  • Bước 2. NO2 + 0,5 O2 –> NO3( cần Nitrobacter)
xu-ly-bod-cod-tss-trong-nuoc-thai-che-bien-cao-su-microbelift
Hình 3. Vi sinh khử ni-tơ MicrobeLift N1.

Các vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp sử dụng năng lượng lấy từ các phản ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối.

Sau quá trình Nitrat hóa, là quá trình khử nitrat là phản ứng ô-xy hóa sinh học các hợp chất nitrate được thực hiện trong môi trường thiếu khí/kỵ khí, theo đó nitrate được chuyển hóa thành khí ni-tơ trong quá trình được gọi là hô hấp kị khí.

  • Bước 3. NO3 + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O

Công ty TNHH Đất Hợp là nhà phân phối độc quyền sản phẩm MicrobeLift tại Việt Nam, do đó để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm và cách nuôi cấy hiệu quả nhất vui lòng liên hệ đến Hotline: 0909 081 812 để được tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: LƯU Ý KHI KHỞI ĐỘNG BỂ SINH HỌC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

Theo dõi Fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift để cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường và các phương án xử lý nước thải hiệu quả nhé!

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời