Mỗi năm, ngành chăn nuôi Việt Nam thải khoảng 84 triệu tấn chất thải rắn và 50 triệu m3 chất thải lỏng. Nếu không xử lý chất thải này sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta cần có một giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện.
Theo thống kê của Bộ Nông Nghiêp & Phát triển Nông Thôn, cả nước ta có khoảng 12.000 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và hơn 3000 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, chăn nuôi lợn có khoảng 4 triệu hộ và chăn nuôi gia cầm là khoảng 8 triệu hộ.
Tham khảo: Sự cấp bách trong việc xử lý chất thải chăn nuôi heo
Các nội dung chính
Để đảm bảo an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy định
- Quy định quốc gia số 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt
- Quy định quốc gia số 62-MT:2016/BTNMT về chất lượng nước thải chăn nuôi heo.
- Quyết định số 397/QĐ-CN-MTCN hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung.
Tại các văn bản này có quy định rõ mức phạt nếu gây ô nhiễm môi trường, cụ thể
- Đối với cá nhân: phạt 01 đồng
- Đối với tổ chức: phạt 02 tỷ đồng.
Nếu không đảm bảo vệ sinh môi trường và gây ô nhiễm đất, nguồn nước và ảnh hưởng khu dân cư xung quanh.
Trong bối cảnh chăn nuôi Việt Nam đang nỗ lực phát triển nông sản bền vững. Từ đó gia tăng giá trị thặng dư cho các sản phẩm nông sản. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn môi trường là hết sức quan trọng và cấp thiết. Đây là việc của người chăn nuôi cũng như công tác quản lý của ngành Nông nghiệp. Ngoài công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã nghiên cứu và đưa vào thực tiễn sản xuất của ngành chăn nuôi nhiều giải pháp xử lý chất thải sau chăn nuôi.
Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện:
- Áp dụng quy trình chăn nuôi lợn giúp giảm bớt lượng nước để vệ sinh và làm mát lợn.
- Lắp đặt hệ thống máy ép phân và bể lắng nhằm tách bớt phần chất thải rắn ra khỏi nước thải chăn nuôi.
>>> Xem thêm: Ưu điểm của chế phẩm sinh học Microbe-Lift IND trong xử lý nước thải chăn nuôi
- Xây lắp bể ủ phân compost tại các trang trại chăn nuôi. Để dử dụng chất thải rắn sản xuất nguyên liệu phân bón.
- Xây lắp hầm biogas có dung tích vừa đủ với nhu cầu xây dựng khí sinh học. Để đun nấu, phát điện, sấy phân,…
- Nước thải chăn nuôi sau biogas được đưa vào bể lắng và bể hòa loãng để sử dụng. Bơm tưới vườn hoặc đưa vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi trước xả thải ra môi trường.
Trong đó việc xây dựng các mô hình sản xuất khí sinh học rất phổ biến hiện nay. Trong hầm Biogas chúng ta sẽ bổ sung các vi sinh vật có lợi (vi sinh MicrobeLift IND) nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, rút ngắn thời gian phân hủy để tạo các khí sinh học.
Tuy nhiên để những giải pháp có hiệu quả thì cần có sự hỗ trợ cùa các kỹ sư môi trường và chính quyền địa phương.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh