hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn

Ngành dệt nhuộm ngày nay đang vươn mình trở thành một trong những ngành công nghiệp triệu đô, với những bước phát triển vượt bậc và nhiều mặt hàng vô cùng đa dạng. Trái ngược với sự phát triển, ngành công nghiệp dệt nhuộm hằng năm phải đối mặt với khó khăn trong việc xử lý khối lượng nước thải ô nhiễm rất lớn. Do đó việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là thực sự cần thiết để có thể tránh khỏi hiện trạng ô nhiễm môi trường nước rất nan giải.

Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Hoạt động dệt may, dệt nhuộm trải qua khá nhiều công đoạn sản xuất như: chọn vải, dệt may, vận hành máy móc, nhuộm vải,… mỗi công đoạn sẽ phát sinh ra rác thải và chất thải có chỉ số ô nhiễm khá cao, sẽ rất nguy hiểm khi xả thải trực tiếp chúng ra ngoài môi trường. Không phải đơn giản mà nước thải ngành dệt nhuộm được đánh giá là loại nước thải có mức độ ô nhiễm đứng thứ 2 trong cơ cấu ngành các ngành kinh tế toàn cầu. 

Các tổ chức cá nhân, các cấp ban ngành, tổ chức và đơn vị cung ứng cần phải thực hiện trách nhiệm và thẩm quyền để có thể xử lý hiệu quả nước thải cho ngành công nghiệp này. Việc xử lý nước thải đầu ra đạt chuẩn cần rất nhiều phương pháp xử lý, sau đây là một số phương pháp phổ biến: 

+ Phương pháp cơ học: Sử dụng song chắn hoặc lưới để có thể loại bỏ rác thải, vật cản lớn sau quá trình sản xuất. Bên cạnh đó có thể tách được các hợp chất khó hoà tan trong nước thải.

+ Phương pháp hóa học: Keo tụ, tạo bông, oxi hoá và khử trùng bằng cách trung hòa các chất hoá học 

+ Phương pháp hóa lý: Loại bỏ kim loại nặng, chất hữu cơ hoà tan, màu nước sau quá trình keo tụ, tuyển nổi, lọc nước thải, lắng.

+ Phương pháp sinh học: giảm bớt hàm lượng BOD, COD nhờ vào các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí trong bể sinh học.

Tham khảo: Xử lý nước thải ngành may mặc

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tiên tiến

hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Bể tiếp nhận

Nước thải sau sản xuất được thu gom và bơm trực tiếp vào bể tiếp nhận. Trước khi vào bể tiếp nhận nước thải được lọc qua song chắn rác, lưới hay thiết bị lược rác tinh để có thể loại bỏ rác thải có kích thước lớn, mảnh vụn, chất vô cơ khó phân huỷ.

Bể điều hòa

Nước thải từ bể tiếp nhận bơm trực tiếp vào bể điều hoà để tiến hành điều chỉnh lưu lượng và đảm bảo nồng độ chất thải ổn định trước khi bước vào quy trình xử lý tiếp theo. Tại đây máy sục khí được hoạt động liên tục để hỗ trợ quá trình xử lý tại bể điều hoà.

Tháp giải nhiệt

Thường nước thải ngành này thường có nhiệt độ khá cao do quy trình sản xuất trải qua công đoạn nhuộm, giặt tẩy, giũ hồ,… Vì thế để hệ thống hoạt động trơn tru, giai đoạn xử lý sinh học không bị ảnh hưởng thì hệ thống thường được trang bị tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ nước thải thấp hơn 40 độ. 

Bể keo tụ

hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải bơm vào bể keo tụ có sử dụng hoá chất điều chỉnh độ pH phù hợp với phản ứng keo tụ. Nước thải được bổ sung thêm dung dịch hỗ trợ keo tụ PAC để có thể keo tụ các chất bẩn và loại bỏ màu chất thải. 

Bể tạo bông

Sau quá trình xử lý tại bể keo tụ, nước thải sẽ chảy trực tiếp vào bể tạo bông, hoá chất tạo bông (polymer) được sử dụng để hiệu quả của quá trình tạo bông.

Bể tuyển nổi DAF

Tại bể tuyển nổi, nước thải và hỗn hợp khí hình thành nhờ máy nén khí – AC và bồn tạo áp giúp tăng hiệu quả tách cặn lơ lửng nhờ vào bọt khí li ti, lượng chất hữu cơ giảm đáng kể và quá trình xử lý sinh học phía sau sẽ tốt hơn. Phần cặn nổi trên bề mặt bể được tách khỏi nước thải bởi thiết bị gạt tự động, sau đó được dẫn xuống bể thu gom và thải bỏ đúng quy định.

Bể trung gian

Bể trung gian giúp ổn định lại lưu và nồng độ ô nhiễm của nước thải, tại đây độ pH cũng được điều chỉnh để tiếp tục quy trình xử lý tiếp theo. 

Bể EGSB

Sau khi qua bể trung gian, nước thải được bơm chìm vào thiết bị xáo trộn nước trước khi vào bể EGSB, tại đây hoá chất điều chỉnh độ pH cũng được thêm vào để điều chỉnh độ pH tối ưu từ 6.5 đến 7.5, phù hợp cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí của giai đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra bể EGBS còn có chức năng phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ bằng bùn kỵ khí lơ lửng dưới đáy bể.

Bể Aerotank

hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải từ bể EGBS tiếp tục vào bể Aerotank để tiến hành quá trình xử lý sinh học. 

Bể aerotank ứng dụng bùn hoạt tính hiếu khí nhờ vào vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính lơ lửng) ở điều kiện giàu oxy (DO >2mg/l) với mục đích loại bỏ chất hữu cơ ô nhiễm. Hệ thống sục khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động hiệu quả.

Bể lắng

Nước thải được chảy tràn tự nhiên từ bể aerotank sang bể lắng, tại đây quá trình tách bông bùn khỏi nước thải diễn ra với tác dụng của trọng lực. Bùn lắng dưới đáy sẽ được bơm trực tiếp đến bể chứa bùn và một phần bùn hoàn lưu về bể hiếu khí để hỗ trợ quá trình xử lý hiếu khí. Còn phần nước thải sau lắng sẽ chảy trực tiếp sang bể trung gian.

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải giặt là

Bể lọc áp lực và bể lọc than hoạt tính

Bể lọc áp lực và bể lọc than hoạt tính được sử dụng nhằm xử lý độ màu và các hợp chất khó phân hủy sinh học còn sót lại sau các quá trình xử lý trước khi xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải sau quá trình xử lý sẽ đạt quy chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT cột A.

Tham khảo: Xử lý nước thải có độ màu cao

__________________

Nước thải ngành ngành dệt nhuộm có mức độ ô nhiễm rất cao, cho nên việc xây dựng hệ thống nước thải đạt chuẩn là yếu tố tiên quyết để thể phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh doanh. Mong rằng những chia sẻ hữu ích trên có thể giúp bạn thiết lập được một hệ thống xử lý nước thải chuẩn chỉnh và tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm về cách xử lý nước thải hiệu quả bằng phương pháp sinh học, xin hãy liên hệ ngay với đội ngũ Biogency qua số Hotline: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký