xu ly nuoc thai giat la

Quy trình xử lý nước thải giặt là công nghiệp

Dịch vụ giặt là (hay giặt ủi) công nghiệp ngày càng phát triển. Chính vì thế mà lượng nước thải giặt là phát sinh tập trung ngày càng nhiều, gây ra ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý. Quy trình xử lý nước thải giặt là công nghiệp không tốn nhiều chi phí đầu tư xây dựng cũng như quá trình vận hành khá đơn giản. Bạn đọc có thể tham khảo “Quy trình xử lý nước thải giặt là công nghiệp” qua bài viết dưới đây.

Thành phần nước thải giặt là

Nước thải giặt là (hay nước thải giặt ủi) là nước thải được phát sinh từ hoạt động giặt quần áo, đồ dùng bằng vải… Hoạt động giặt chủ yếu sử dụng hóa chất như xà phòng, chất tẩy… để loại bỏ vết bẩn, do đó mà thành phần của nước thải chủ yếu chứa nhiều hóa chất như xà phòng, sô-đa, chất tẩy, chất khử trùng… thêm vào đó là sợi vải, độ màu, các chất hoạt động bề mặt, chất rắn lơ lửng…

01 xu ly nuoc thai giat la
Hoạt động giặt là phát sinh nhiều nước thải với hàm lượng ô nhiễm cao.

Đối với một số loại quần áo, đồ dùng bằng vải đặc trưng như quần áo và đồ dùng bằng vải được sử dụng trong lĩnh vực y tế, nước thải giặt là còn chứa dịch máu, mủ và nhiều vi khuẩn, mầm bệnh.

Với nồng độ chất ô nhiễm cao mà chủ yếu là hóa chất và mầm bệnh, việc xử lý nước thải giặt là là yêu cầu cần thiết bởi hóa chất và mầm bệnh là mối đe dọa lớn cho sức khỏe con người, động vật và môi trường.

Hiện nay, đối với các hoạt động giặt là nhỏ lẻ thường được thu gom và xử lý chung với nước thải sinh hoạt đô thị. Còn đối với các hoạt động giặt là công nghiệp, nước thải đầu ra cần đảm bảo theo QCVN 40:2011/BTNMT. Cụ thể như bảng sau:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 Nhiệt độ oC 40 40
2 Màu Pt/Co 50 150
3 pH 6 đến 9 5,5 đến 9
4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
5 COD mg/l 75 150
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
7 Asen mg/l 0,05 0,1
8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01
9 Chì mg/l 0,1 0,5
10 Cadimi mg/l 0,05 0,1
11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1
12 Crom (III) mg/l 0,2 1
13 Đồng mg/l 2 2
14 Kẽm mg/l 3 3
15 Niken mg/l 0,2 0,5
16 Mangan mg/l 0,5 1
17 Sắt mg/l 1 5
18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1
19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5 10
21 Sunfua mg/l 0,2 0,5
22 Florua mg/l 5 10
23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
24 Tổng nitơ mg/l 20 40
25 Tổng phốt pho (tính theo P ) mg/l 4 6
26 Clorua

(không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ)

mg/l 500 1000
27 Clo dư mg/l 1 2
28 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l 0,05 0,1
29 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 0,3 1
30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01
31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0

Xử lý nước thải giặt là áp dụng công nghệ nào?

Xử lý nước thải giặt là là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm (bao gồm cả hữu cơ và vô cơ) có trong nước thải trước khi xả chúng ra môi trường hoặc tái sử dụng cho các mục đích khác. Vì đặc trưng của nước thải giặt là là hóa chất, do đó, công nghệ xử lý nước thải bằng hóa học được ưu tiên lựa chọn. Công nghệ áp dụng điển hình để xử lý nước thải này là: Keo tụ – Tạo bông.

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải giặt là phổ biến như sau:

Quy trình xử lý nước thải giặt là phổ biến hiện nay.
Quy trình xử lý nước thải giặt là phổ biến hiện nay.

Quy trình xử lý nước thải giặt là chi tiết

Nước thải từ quá trình giặt là được thu gom và lọc qua lưới lọc rác hoặc song chắn rác trước khi đưa đến bể điều hòa để ổn định tính chất nước thải.

Với thành phần hóa chất chiếm đa số, nước thải giặt là thường có độ pH cao. Do đó mà quy trình xử lý nước thải giặt là sử dụng bể cân bằng để ổn định lại độ pH của nước thải. Tại đây các hóa chất có tính axit như Axit Sunfuric (H2SO4) được thêm vào với liều lượng phù hợp để đưa độ pH của nước thải về khoảng trung tính (từ 7-7,5) để tối ưu cho quá trình keo tụ – tạo bông.

Sau khi pH được đưa về trạng thái tối ưu, nước thải được dẫn tiếp đến bể keo tụ. Bể này có chức năng keo tụ các chất bẩn để loại bỏ chúng ra khỏi nước thải. Hóa chất PAC 10% là loại hóa chất phổ biến được dùng tại bể này. Dùng bơm định lượng để bơm PAC vào bể, sau đó sử dụng hệ thống khuấy trộn để giúp PAC hòa tan trong nước thải. Khi phản ứng với nước thải, PAC có khả năng keo tụ và loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ hòa tan, không hòa tan và cả kim loại nặng.

Nước thải được đưa tiếp đến bể tạo bông, sử dụng hóa chất Polymer kết hợp với máy khuấy trộn để tạo cầu nối cho các cặn nhỏ sinh ra trong quá trình keo tụ thành các bông bùn có kích thước lớn hơn nhằm dễ dàng loại bỏ ra khỏi nước thải.

Sau đó, nước thải được đưa đến bể lắng. Sử dụng phương pháp lắng trọng lực để lắng các bông bùn. Phần bùn lắng được đưa về bể chứa bùn, và phần nước trong được đưa đến bể trung gian – khử trùng.

Tại bể trung gian – khử trùng, nước thải được tiếp tục châm thêm các loại hóa chất để khử trùng vi khuẩn, virus và vi sinh vật có hại trong nước thải. Loại hóa chất thường dùng nhất tại bể khử trùng là Chlorine – Ca(OCl)2 (hợp chất có dạng vảy nhỏ, màu trắng). Tiếp theo nước thải được đưa đến hệ thống lọc để loại bỏ các cặn lơ lửng còn sót lại trước khi xả nước thải đạt chuẩn ra môi trường.

Còn tại bể chứa bùn, một phần bùn được thải bỏ, phần còn lại được tuần hoàn trở ngược về bể điều hòa để tiếp tục quá trình xử lý nước thải tiếp theo.

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn

Nhìn chung, quá trình xử lý nước thải giặt là không tốn nhiều chi phí đầu tư xây dựng cũng như quá trình vận hành cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, vì sử dụng hóa chất xử lý nước thải nên việc xử lý nước thải giặt là tốn kém khá nhiều hóa chất và yêu cầu người vận hành cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình xử lý nước thải giặt là, giúp bạn vận hành hệ thống xử lý một cách hiệu quả.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký