xu ly nuoc thai nhiem man nho MicrobeLift

Nước thải nhiễm mặn sẽ gây hậu quả gì? Cách khắc phục

Nước thải nhiễm mặn gây ức chế vi sinh trong các cụm bể sinh học dẫn đến việc bị giảm hiệu suất. Thậm chí nước thải đầu ra vượt ngưỡng xả thải cho phép.

Nước thải nhiễm mặn là gì?

Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. Nước thải nhiễm mặn thường sinh ra từ các nhà máy chế biến hải sản, muối hay sản xuất đồ hộp rau quả, thuộc da và sản xuất hóa chất.

Đặc biệt là các nhà máy chế biến hải sản nằm gần biển ở vùng thiếu nước ngọt thường sử dụng nước biển cho nhiều công đoạn như rã đông hay rửa nguyên liệu thô. Nước thải sinh ra từ các công đoạn này bên cạnh các chỉ số ô nhiễm đặc thù, còn có độ mặn cao gần như nước biển.

Nước thải nhiễm mặn là gì?
Hình 1. Đất trồng lúa tại các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú (Bến Tre) đã nứt nẻ hơn nửa tháng qua.

Tình hình nước thải nhiễm mặn ngày một nghiêm trọng

Những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn tại các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày một nghiêm trọng. Dẫn đến thay đổi chất lượng nguồn nước đầu vào sản xuất. Làm ảnh hưởng đến nước thải đầu ra dẫn vào hệ thống xử lý nước thải. Với hàm lượng NaCI có thể lên tới 20 – 30g/l. Nước thải nhiễm mặn gây ức chế vi sinh trong các cụm bể sinh học dẫn đến việc bị giảm hiệu suất. Thậm chí nước thải đầu ra vượt ngưỡng xả thải cho phép.

Hậu quả của nước thải nhiễm mặn: Ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải

Trong môi trường nước mặn, các vi sinh vật (VSV) mất hoạt tính vì quá trình plasmolysis xảy ra với sự có mặt của muối ăn. Nghĩa là hiện tượng co hẹp của chất nguyên sinh cách xa vách tế bào của vi khuẩn do mất nước dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu.

Dẫn đến những khoảng trống giữa các tế bào và màng tế bào. Điều này tác động xấu đến khả năng sinh trưởng của các VSV. Vì thế, các loài vi sinh vật trong bùn hoạt tính thường không hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước thải nhiễm mặn.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải?

Có những loài vi sinh vật cần muối ăn để tăng trưởng được gọi là các VSV Halophilic. Nồng độ muối nội bào của các VSV halophilic (ưa muối) và chịu muối (halotolerant) thường thấp. Chúng duy trì một cân bằng thẩm thấu giữa dịch bào (cytoplasm) của chúng với môi trường bên ngoài. Bằng cách tích lũy ở hàm lượng cao các chất tan thẩm thấu hữu cơ khác nhau.

xu ly nuoc thai nhiem man nho MicrobeLift
Hình 2. Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản đặc trưng cho loại nước thải có độ mặn cao.

Các hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ truyền thống cũng gặp khó khăn. Vì trong môi trường nước thải có độ mặn cao các VSV thường phát triển rất chậm. Không đạt được mật độ sinh khối trong hệ thống đủ cao để phân hủy hiệu.

Các mô hình sử dụng bùn hoạt tính cũng gặp khó khăn tương tự. Theo các nghiên cứu quốc tế được công bố, với độ mặn từ 3000 mg/l trở lên. Sinh khối hiếu khí bị tác động rõ rệt, dẫn đến hiệu quả phân hủy hữu cơ giảm mạnh. Nguyên nhân là độ mặn cao có thể gây ra áp lực thẩm thấu hoặc ức chế các con đường phản ứng trong quá trình phân hủy hữu cơ.

Do đó, việc sử dụng các VSV chịu muối trong các hệ thống xử lý sinh học có thể là giải pháp loại bỏ COD trong nước thải nhiễm mặn.

Giải pháp tối ưu khi nước thải nhiễm mặn: Bổ sung chủng vi sinh vật chịu mặn

Các dòng men vi sinh của Microbe-Lift đều được nuối cấy bằng công nghệ đặc biệt. Chịu được độ mặn cao lên đến 4%. Rất thích hợp cho môi trường nước thải nhiễm mặn
Trong đó có một số dòng sản phẩm vi sinh Microbe-Lift đang được ưa thích hiện nay như:

Microbe-Lift IND

  • Phân hủy được những hợp chất khó phân hủy như Benzene-, toluene- hay xylene- (BTX).
  • Không cần ngâm ủ trước khi sử dụng.
  • Thích hợp cho tất cả các loại hình nước thải có chứa chất hữu cơ.
  • Hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (4%).
Giải pháp tối ưu khi nước thải nhiễm mặn
Hình 3. Vi sinh Microbe-Lift IND chứng minh hiệu quả vượt trội khi hoạt động trong môi trường nước thải có độ mặn lên tới 4%.

Microbe-Lift N1

  • Chứa hai chủng vi sinh vật: Nitrosomonas spp. (chuyển hóa ammonia thành nitrit) và Nitrobacter sp. (tiếp tục chuyển hóa nitrit thành nitrat).
  • Hoạt động được với hàm lượng amonia lên đến 1500 mg/l.
  • Hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40‰ (4%).
Giải pháp tối ưu khi nước thải nhiễm mặn nhờ vi sinh MicrobeLift
Hình 4. Trong điều kiện độ mặn lên tới 4%. Hai chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter có trong vi sinh Microbe-Lift N1 vẫn hoạt động ổn định.

>>> Xem thêm: Thực trạng nước thải đô thị Việt Nam: 87% vẫn chưa được xử lý

Microbe-Lift BIOGAS

  • Tập hợp những chủng vi sinh vật kỵ khí mạnh mẽ nhất có khả năng loại bỏ carbon cao. Giúp phân hủy những hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
  • Thích nghi nhanh, hiệu quả nhanh. Ngay cả khi hàm lượng COD cao vượt ngưỡng kiểm soát.
  • Tăng lượng khí Biogas từ 30-50%. Giảm nồng độ H2S sinh ra.
  • Hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40‰ (4%).
xu ly nuoc thai nhiem man nho MicrobeLift
Hình 5. Vi sinh Microbe-Lift BIOGAS dùng cho bể kỵ khí, hầm biogas.

Hãy liên hệ hotline 0909 538 514 để được tư vấn tận tâm về các trường hợp nước thải nhiễm mặn làm cho vi sinh chết trong hệ thống xử lý nước thải hoặc đặt mua vi sinh Microbe-Lift ngay hôm nay!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời