Khó khăn chính trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long

Khó khăn chính trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã trở thành một ngành nghề chính của bà con vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, giữa những triển vọng và tiềm năng của ngành này, cũng tồn tại không ít khó khăn, khiến cho việc nuôi trồng thủy sản tại đây gặp nhiều thách thức. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về thách thức này nhé! 

Những loài thủy sản nước ngọt được nuôi trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa lớn nhất cả nước mà còn là vùng có ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh mẽ. Tại đây có nhiều loài thủy sản phổ biến được nuôi trồng, góp phần quan trọng vào nền kinh tế và cung ứng lương thực địa phương như:

  • Cá tra: Cá tra được nuôi chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Loài cá này có thể được nuôi trong ao, hồ, sông hoặc lồng bè. Cá tra có sức ăn tốt và tăng trưởng nhanh, là nguồn thu nhập quan trọng cho người nuôi.
  • Cá basa: Đây cũng là một loài thủy sản phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá basa có đặc điểm tương đồng với cá tra và cũng được nuôi rộng rãi ở khu vực này. Thịt của cá basa thơm ngon, dai chắc và được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.
  • Cá lóc: Cá lóc là một loài cá nước ngọt quen thuộc, được nuôi ở nhiều nơi trên cả nước. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc được nuôi chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Loài cá này có khả năng thích ứng môi trường tốt và có thể được nuôi trong ao, hồ hoặc ruộng lúa.
  • Cá rô phi: Đây là một loài cá dễ nuôi và thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Do đó, cá rô phi được nuôi phổ biến ở hầu hết các tỉnh và thành phố trong Đồng bằng sông Cửu Long. Cá rô phi có thể được nuôi trong ao, hồ, mương hoặc bể xi măng.
  • Lươn: Loài lươn cũng được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lươn có giá trị dinh dưỡng cao và có thể được nuôi trong ao, hồ, ruộng lúa hoặc bể xi măng.

Ngoài các loài trên, Đồng bằng Sông Cửu Long còn có nhiều loài thủy sản nước ngọt khác như cá bống, cá chép, cá mè, cá tai tượng,… Đây là một sự đa dạng quý giá trong ngành nuôi trồng thủy sản, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho bà con nơi đây.

Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế của khu vực. Đồng thời, việc nuôi trồng thủy sản cũng góp phần bảo vệ môi trường nước ngọt và duy trì cân bằng sinh thái của sông Cửu Long.

Khó khăn chính trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long
Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Đồng bằng Sông Cửu Long rất phát triển.

>>> Xem thêm: Biện pháp kiểm soát tình trạng sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản

Khó khăn chính trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long

Mặc dù nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long là một ngành kinh tế trọng điểm và góp phần quan trọng vào kinh tế xã hội của khu vực cũng như cả nước. Tuy nhiên, ngành này tại đây đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.

Tại Đồng bằng Sông Cửu Long Tình hình nước biển dâng cao cùng với các đợt nắng nóng gay gắt, mưa lớn kéo dài, đi kèm với cơn dông mạnh kèm theo lốc xoáy và sét thường xuyên xảy ra tại đây. Bên cạnh đó, triều cường cũng làm gia tăng tình trạng ngập lụt và sạt lở bờ sông. Nhiễm mặn tại các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang,… cũng phổ biến.

Khó khăn chính trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long
Xâm nhập mặn là nguyên nhân gây nên khó khăn chính trong nuôi trồng thủy sản tại đây.

Đồng bằng sông Cửu Long đưa ra giải pháp thích ứng để nuôi trồng thủy sản

Trước tình hình biến đổi thất thường của thời tiết, khí hậu, Đồng bằng Sông Cửu Long cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp bà con có thể áp dụng:

  • Chú trọng nuôi những loài có khả năng chịu mặn: Bà con cần xem xét, cân nhắc nuôi thủy sản có khả năng chịu mặn theo từng khu vực.  Vùng nước ngọt (độ mặn 4‰) có thể thả cá mè lúi, mè hôi, cá hô. Vùng có độ mặn từ 5-10‰ có thể thả cá chẽm, rô phi, cá nâu, sặc rằn, rô đồng, cá lóc, cá tra, tai tượng. Vùng có độ mặn cao hơn 10‰ có thể quy hoạch thả nuôi cá mú, cá giò, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Khó khăn chính trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long
Nuôi tôm thẻ chân trắng để thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Lựa chọn thời vụ nuôi phù hợp: Đối với từng loài thủy sản, bà con cần xác định thời vụ thả nuôi phù hợp với nhiệt độ. Nhiệt độ nuôi không được quá cao hoặc quá thấp, bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng chịu đựng của thủy sản.
  • Có mô hình và mật độ nuôi phù hợp: Bà con cũng cần xem xét và chọn mô hình nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng. Điều này đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng tối ưu của thủy sản, đồng thời giảm rủi ro do bệnh tật.

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều khó khăn. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, cần có sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng, chuyên gia và người nuôi trồng thủy sản. Nếu bạn còn muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào về lĩnh vực này, hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhé!

>>> Xem thêm: Làm thế nào để bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký