Khái niệm khu công nghiệp được pháp luật định nghĩa chính xác là như thế nào? Có bao nhiêu loại hình khu công nghiệp ở nước ta hiện nay? Và làm thế nào để hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp đạt hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên.
Các nội dung chính
Khu công nghiệp là gì?
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP.
Các loại hình khu công nghiệp hiện nay tại Việt Nam
Loại hình khu công nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, (có hiệu lực 10/07/2018). Theo đó, khu công nghiệp gồm 3 loại hình khác nhau:
- Khu chế xuất: Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Khu công nghiệp hỗ trợ: Là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp.
- Khu công nghiệp sinh thái: Là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu dựa theo ngành nghề hoạt động sản xuất, khu công nghiệp được chia làm 4 loại: Khu công nghiệp liên hợp, khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành, khu công nghiệp chuyên ngành và khu chế xuất.
- Khu công nghiệp liên hợp: Bao gồm các công ty, xí nghiệp hoạt động kinh doanh theo hình thức liên hợp dây chuyền công nghệ sản xuất. Ưu tiên các lĩnh vực sản xuất: công nghiệp luyện thép, điện tử, công trình, thông tin,…
- Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành: Bao gồm các doanh nghiệp có đặc tính sản xuất tương đồng nhưng không ảnh hưởng xấu đến nhau. Các xưởng quy mô lớn và xưởng chuyên môn kết hợp cùng các công trình phụ trợ.
- Khu công nghiệp chuyên ngành: Nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành hoặc cùng một loại sản phẩm, ưu tiên liên hợp sản xuất để có thể tận dụng tổng hợp nguồn tài nguyên sẵn có.
- Khu chế xuất: Nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Chức năng chính của khu chế xuất là thực hiện các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia các hoạt động xuất khẩu.
Xử lý nước thải khu công nghiệp: Làm sao để tăng hiệu suất?
Việt Nam hiện có hơn 400 khu công nghiệp, việc xây dựng các khu công nghiệp giúp thu hút đầu tư trong và ngoài nước ở nhiều tỉnh thành, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên đi kèm với đó là lượng nước thải khổng lồ cần được xử lý.
Điều đáng nói là, mặc dù không ít doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng hiệu quả lại chưa triệt để, đổ thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước, đất đai, đời sống các sinh vật, gây tác động xấu đến sức khỏe của con người.
Có nhiều nguyên nhân khiến hệ thống xử lý nước thải của các khu công nghiệp không đạt hiệu quả cao, xử lý chất ô nhiễm không triệt để. Điển hình như:
- Hệ thống thiết kế không phù hợp với loại và lượng nước thải, điển hình là công suất nhỏ, không đáp ứng dẫn đến quá tải.
- Hệ thống trang bị thiết bị kém chất lượng, không được kiểm tra, bảo trị thường xuyên, dẫn đến gặp sự cố, không được sửa chữa.
- Lựa chọn công nghệ và quy trình xử lý chưa phù hợp.
- Tác động từ môi trường bên ngoài như mưa lũ, có sự xâm nhập các chất ô nhiễm từ nguồn khác.
Để hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt hiệu quả, đáp ứng đủ chỉ tiêu đầu ra của BTNMT, đòi hỏi doanh nghiệp cần sự chú trọng ngay từ khâu thiết kế, tính toán hệ thống phù hợp với quy mô. Đặc biệt là nắm bắt đặc điểm nước thải, từ đó lựa chọn công nghệ và xây dựng quy trình xử lý phù hợp để đáp ứng hiệu suất xử lý tốt nhất.
Nước thải tập trung KCN có nồng độ chất ô nhiễm cao bao gồm chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, NH4, Tổng Nitơ, Phốtpho, độ màu, mùi hôi… Để tăng hiệu suất xử lý, kết hợp sử dụng men vi sinh là giải pháp được quan tâm hàng đầu. Trong đó, Microbe-Lift là thương hiệu men vi sinh hàng đầu đến từ Mỹ đang được rất nhiều các nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN sử dụng và được ưa chuộng. Với các ưu điểm:
- Xử lý hiệu quả nước thải nồng độ ô nhiễm cao, tải lượng COD tới 12000mg/l.
- Các chủng vi sinh có khả năng thích nghi nhanh chóng nhiều môi trường: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí, tùy nghi.
- Dạng lỏng, kích hoạt nhanh trong vòng 15 phút, không cần ngâm ủ với mật rỉ đường.
- An toàn cho người và thân thiện với môi trường.
- Dễ dàng sử dụng, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao.
- Tối ưu được chi phí vận hành, tiết kiệm chi phí nhân công vì lượng men vi sinh bổ sung giảm theo từng đợt.
Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp bằng vi sinh, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline 0909 538 514, đội ngũ chuyên viên của Biogency sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí, nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Xử lý nước thải khu công nghiệp
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh