Mật rỉ đường: Thành phần dinh dưỡng và ứng dụng trong xử lý nước thải

Mật rỉ đường: Thành phần dinh dưỡng và ứng dụng trong xử lý nước thải

Sử dụng mật rỉ đường trong công tác xử lý nước thải là một giải pháp mới đang được nhiều người tin dùng. Trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng nghiêm trọng, giải pháp này được đánh giá là vừa tiết kiệm và vừa mang lại hiệu quả cao. Trong bài viết sau đây, Biogency sẽ cùng với bạn tìm hiểu chi tiết hơn về ứng dụng của loại mật này trong xử lý nước thải.

Mật rỉ đường là gì?

Mật rỉ đường là một loại chất lỏng đặc sánh có màu đen, vị ngọt hơi đắng thu được trong quá trình sản xuất đường mía. Sau nhiều lần cô đặc và kết tinh để tách tinh thể đường, mật rỉ là phụ phẩm được hình thành từ quá trình này. Với mỗi 100 tấn mía thì đơn vị sản xuất có thể tạo ra khoảng 3-4 tấn mật rỉ nguyên chất.

Mật rỉ đường: Thành phần dinh dưỡng và ứng dụng trong xử lý nước thải
Mật rỉ đường là một loại chất lỏng đặc sánh có màu đen, vị ngọt hơi đắng.

Thành phần dinh dưỡng của mật rỉ đường

Tùy thuộc vào từng giống mía và quy trình sản xuất mà thành phần dinh dưỡng của mật rỉ đường có thể có sự khác biệt. Tuy nhiên, kết cấu của loại mật này luôn gồm ba thành phần chính sau:

  • Thành phần đường: Bao gồm đường đơn (Glucose, Fructose) chiếm khoảng 16% và đường đôi (Sucrose) chiếm khoảng 35%. Những loại đường này còn có thể gọi chung là nhóm các gluxit hòa tan.
  • Thành phần chất hữu cơ không chứa đường: Bao gồm tinh bột, các axit hữu cơ và các hợp chất có chứa Nitơ. Đây cũng chính là những chất tạo nên độ nhớt dính của mật rỉ đường.
  • Thành phần chất khoáng: Mật rỉ đường chứa nhiều loại chất khoáng khác nhau như K (Kali), Na (Natri), Mg (Magie), Mn (Mangan), Fe (Sắt), Zn (Kẽm), S (Lưu huỳnh),…
Mật rỉ đường: Thành phần dinh dưỡng và ứng dụng trong xử lý nước thải
Mật rỉ đường là một loại chất lỏng đặc sánh có màu đen, vị ngọt hơi đắng.

Mật rỉ đường có ba thành phần chính bao gồm đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.

Ứng dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải

Hiện nay, mật rỉ đường đang được sử dụng rất phổ biến trong công tác xử lý nước thải ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vậy tại sao loại mật này lại trở nên phổ biến như vậy? Điều này là nhờ vào các ưu điểm nổi bật của sản phẩm như:

  • Nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho vi sinh vật: Mật rỉ đường cung cấp nguồn carbon trong các loại hình nước thải nghèo COD và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho vi sinh vật phát triển. Những vi sinh vật này sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và làm sạch nước.
  • Giúp kiểm soát pH và khí NH3: Mật rỉ đường có hơn 40% thành phần chứa cacbon giúp hỗ trợ kiểm soát khí Amoni hiệu quả. Nhờ đó, độ pH trong nước cũng sẽ giảm dần.
  • Tăng chỉ số BOD/COD: Tỷ lệ BOD/COD càng cao nghĩa là thành phần dinh dưỡng hỗ trợ cho vi sinh vật phát triển có trong nước thải càng lớn. Việc bổ sung mật rỉ đường sẽ giúp làm tăng lượng chất hữu cơ hòa tan trong nước, khiến cho chỉ số này tăng lên.
  • Chi phí thấp: Đây là một nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải.
Mật rỉ đường: Thành phần dinh dưỡng và ứng dụng trong xử lý nước thải
Mật rỉ đường có nhiều ưu điểm nổi bật giúp xử lý nước thải hiệu quả.

Vậy làm sao để ứng dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải một cách hiệu quả nhất? Sau đây, Biogency sẽ hướng dẫn cho bạn cách ứng dụng loại mật này trong nuôi cấy, khởi động hệ thống xử lý nước thải. Các bước thực hiện được chia làm hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu nuôi cấy vi sinh bằng mật rỉ đường

Trong giai đoạn này, bạn cần nuôi cấy vi sinh trong nước sạch với lượng giá thể vi sinh phù hợp. Sau đó, bạn cần bổ sung mật rỉ đường vào trong nước với hàm lượng 5-6kg/100m3/ngày. Hoạt động này cần được thực hiện liên tục trong 10-15 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu nuôi cấy vi sinh.

Lúc này, nước trong bể nuôi vi sinh sẽ dần chuyển sang màu vàng đặc trưng. Bạn cần kiểm soát sao cho màu vàng này không trở nên quá đậm do lượng mật rỉ đường thêm vào vượt ngưỡng. Qua giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu cho thêm nước thải vào bể vi sinh (chỉ thêm tối đa 10% mỗi ngày). Đồng thời bạn cũng có thể thêm một số chất dinh dưỡng khác và giảm dần hàm lượng mật rỉ đường.

Giai đoạn 2: Áp dụng cho nước thải nghèo Carbon 

Khi này, bạn chỉ cần bổ sung mật rỉ đường với hàm lượng khoảng 1-2kg/100m3 với tần suất 2-3 lần mỗi tuần. Khi nhận thấy hệ thống đã đầy tải và nước có màu hơi vàng thì bạn chỉ cần giảm lượng mật rỉ hoặc tạm dừng một thời gian. Sau đó, nước sẽ dần dần trong ra và đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định.

Bạn cần lưu ý rằng việc sử dụng mật rỉ đường cần đảm bảo theo đúng liều lượng hướng dẫn. Nếu sử dụng quá nhiều chất này, nguồn nước sẽ bị dư thừa chất hữu cơ và có thể gây ô nhiễm thứ cấp. Bên cạnh đó, việc thêm quá nhiều mật rỉ còn có thể khiến lượng oxy trong nước giảm đáng kể. Cùng với đó, những mùi hôi thối và tình trạng nước đục màu cũng sẽ xuất hiện. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng chất này quá mức.

Mật rỉ đường: Thành phần dinh dưỡng và ứng dụng trong xử lý nước thải
Cần lưu ý sử dụng hàm lượng mật rỉ đường phù hợp trong xử lý nước thải.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm vi sinh đang được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải như: Microbe-Lift IND, Microbe-Lift SAMicrobe-Lift N1, Microbe-Lift BIOGAS. Với các sản phẩm vi sinh này, bạn có thể đẩy nhanh tiến độ xử lý nguồn nước và đảm bảo hiệu quả tối đa.

Bên cạnh đó, giá thành của các loại vi sinh cũng rất hợp lý nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chi phí cho hoạt động xử lý nước thải. Hiện nay, Biogency đang là đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm vi sinh của hãng Microbe-Lift tại Việt Nam. Công ty luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn chọn ra những sản phẩm vi sinh phù hợp nhất theo nhu cầu.

Qua bài viết trên, Biogency đã cùng với bạn tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và ứng dụng của mật rỉ đường trong xử lý nước thải. Có thể thấy, đây là một giải pháp mới giúp tiết kiệm chi phí và khá hiệu quả. Để được tư vấn thêm về các phương pháp xử lý nước thải khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Thông tin cần biết để vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký