mật rỉ đường

Mật rỉ đường là gì, xử lý nước thải bằng mật rỉ đường

Ngành công nghiệp mía đường trung bình mỗi năm sản xuất hơn 1 triệu tấn đường. Đồng thời, nó còn tạo ra nguồn phụ phẩm rất lớn – đó là mật rỉ đường. Đây là sản phẩm giá thành khá thấp, có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình là việc sử dụng mật rỉ đường trong ngành xử lý nước thải công nghiệp. Vậy ứng dụng mật rỉ đường vào xử lý nước thải như thế nào? Nó mang lại vai trò gì? Cách sử dụng ra sao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Mật rỉ đường là gì?

mật rỉ đường

Mật rỉ đường còn được gọi tắt là mật rỉ, rỉ mật, rỉ đường, đây là chất lỏng nhớt còn lại sau khi đường được chiết xuất bằng phương pháp cô đọng và kết tinh.

Mặc dù có giá thành ưu đãi nhưng mật rỉ đường vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Từ nông nghiệp sang công nghiệp có thể kể đến như trong: xử lý môi trường, thủy sản, nước thải,… Mật rỉ đường còn là chất phụ gia, thức ăn chăn nuôi, phân bón, men vi sinh,… Không chỉ vậy, rỉ đường còn được sử dụng trong xử lý nước thải sinh học vô cùng hiệu quả.

Mật rỉ đường chủ yếu được làm từ mía, sản xuất hàng trăm nghìn lít mỗi năm. Nói chung, sản xuất mật đường chiếm khoảng một phần ba sản lượng đường. Cứ 100 tấn mía ép thì cho ra 3-4 tấn rỉ đường.

Thành phần chính của mật rỉ đường chủ yếu là sucrose với một phần nhỏ glucose và fructose. Ngoài ra, trong mật rỉ đường còn chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin và các nguyên tố vi lượng.

Vai trò của mật rỉ đường trong xử lý nước thải công nghiệp

mật rỉ đường

Trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp, công đoạn xử lý sinh học trong điều kiện yếm khí đóng vai trò quan trọng và là mắt xích không thể thiếu. Đặc biệt nước thải sau khi xử lý sơ cấp sẽ được tiếp tục xử lý trong điều kiện yếm khí. Ở đó, chất hữu cơ được phân hủy bởi vi sinh vật. Các sản phẩm cuối cùng là các khí như metan (CH4) và carbon dioxide (CO2). Quá trình trao đổi chất hữu cơ của vi sinh vật kỵ khí chủ yếu được thực hiện qua các bước sau theo nguyên tắc lên men:

  • Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có khối lượng riêng nhẹ.
  • Vi khuẩn tạo ra men axit, men này biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành axit hữu cơ.
  • Vi khuẩn methanogenic chuyển đổi hydro (axit được hình thành ở giai đoạn trước) thành khí metan và carbon dioxide.

Ở giai đoạn này cần cung cấp các chất dinh dưỡng thích hợp để vi sinh vật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phân hủy các chất. Trên thực tế, nhiều nguồn nước thải nghèo chất dinh dưỡng và không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh vật trong giai đoạn này. Vì vậy, thêm MẬT RỈ ĐƯỜNG sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề này.

Tham khảo: Vì sao mật rỉ đường có thể xử lý nước thải

Ứng dụng của mật rỉ đường trong xử lý nước thải

Khi hệ thống xử lý nước thải bắt đầu chuyển đổi và cập nhật quá trình xử lý mới. Ở giai đoạn này, các vi sinh vật mới được bổ sung có khả năng thích nghi thấp, cần được bổ sung mật rỉ đường là nguồn thức ăn chính. Hàm lượng mật rỉ đường có thể giảm xuống theo thời gian đến khi vi sinh vật hoàn toàn thích nghi với môi trường.

Có nên liên tục bổ sung mật rỉ đường trong toàn bộ quá trình xử lý hay không còn phụ thuộc vào hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải. Vì vậy để sự phát triển của vi sinh vật diễn ra ổn định người vận hành hệ thống cần cân đối lượng mật rỉ đường đưa vào, bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý.  Thông thường mật rỉ đường sẽ được pha loãng với men vi sinh đến nồng độ thích hợp trước khi đưa vào hệ thống. Sau đó vẩy trực tiếp lên bề mặt nước thải. Nồng độ mật rỉ đường dùng trong nuôi cấy vi sinh vật ở bể sinh học sẽ phụ thuộc vào mỗi giai đoạn xử lý khác nhau, quá trình hoàn nguyên và thành phần của nước thải trong hệ thống 

_______________________________

Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò của mật rỉ đường trong việc xử lý nước thải. Bên cạnh đó để tư vấn thêm về các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả bằng phương pháp sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo số Hotline: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký