Mục tiêu của xử lý nước thải

Mục tiêu của xử lý nước thải

Mục tiêu của xử lý nước thải hiệu quả không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Vậy xử lý nước thải là gì? Cần xử lý nước thải đáp ứng được những quy chuẩn nào. Cùng Biogency khám phá qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Xử lý nước thải là gì?

Nước thải là nguồn nước thải ra từ các hoạt động sản xuất hoặc sinh hoạt. Nước thải thường chứa nhiều chất gây ô nhiễm, có hại cho sức khỏe và môi trường, ví dụ như protein, dầu mỡ, chất tẩy rửa, kim loại nặng, vi khuẩn, virus,…

Thông thường, nước thải có mùi hôi và màu đục hơn nước sạch rất nhiều. Việc tiếp xúc thường xuyên với nước thải có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý triệt để.

Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm và các tác nhân gây hại có trong nước thải trước khi thải ra môi trường.

Thông thường, quá trình xử lý nước thải cần trải qua các công đoạn sau:

  • Lắng: Nước thải sau khi thu gom được đưa vào bể lắng để lắng đọng các chất rắn lơ lửng.
  • Lọc: Nước thải sau khi lắng được đưa vào bể lọc để loại bỏ các chất rắn còn sót lại.
  • Xử lý sinh học: Nước thải sau khi lọc được đưa vào bể xử lý sinh học để các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
  • Khử trùng: Nước thải sau khi xử lý sinh học được đưa vào bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
Mục tiêu của xử lý nước thải
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Mục tiêu của xử lý nước thải

Mục tiêu chính của việc xử lý nước thải là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cụ thể: Nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm và tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Nếu nước thải được thải trực tiếp ra môi trường, nước thải có thể gây ra nhiều loại bệnh như: tiêu chảy, sốt thương hàn, dịch tả,… Vì vậy, việc xử lý nước thải là điều rất quan trọng.

Việc xử lý nước thải còn giúp bảo vệ môi trường sống xung quanh. Xử lý nhằm loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nước thải là rất cần thiết để bảo vệ môi trường. Tránh cho việc ô nhiễm không khí, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Ngoài ra, mục tiêu của xử lý nước thải còn là để đáp ứng theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải (QCVN về xử lý nước thải). Điều này là vô cùng cần thiết để đánh giá chất lượng nước thải có đạt chuẩn an toàn hay không. Bạn có thể tái sử dụng lại nước này cho các mục đích như tưới tiêu, vệ sinh, công nghiệp… Việc tái sử dụng nước thải không chỉ giúp tiết kiệm nguồn nước sạch mà còn góp phần vào việc phát triển bền vững của xã hội. Góp phần đảm bảo các mục tiêu trên được thực hiện đúng và đạt hiệu quả cao nhất.

Mục tiêu của xử lý nước thải
Xử lý nước thải giúp bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh.

Danh sách 10 QCVN về nước thải đang được áp dụng hiện nay

Quá trình xử lý nước thải bạn cần xử lý nước đáp ứng theo các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng nước. Cụ thể như sau:

  • QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Áp dụng cho: tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải; Nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng; Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải y tế ra môi trường.
  • QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
  • QCVN 63:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn. Áp dụng riêng cho nước thải chế biến tinh bột sắn. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả thải nước thải chế biến tinh bột sắn ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này. Nước thải chế biến tinh bột sắn xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chôn lấp chất thải rắn.
  • QCVN 62-MT-2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Áp dụng riêng cho nước thải chăn nuôi. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này. Nước thải chăn nuôi xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải chế biến thủy sản. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải chế biến thủy sản ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này. Nước thải chế biến thủy sản xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • QCVN 01-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải sơ chế cao su thiên nhiên. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải sơ chế cao su thiên nhiên ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • QCVN 12-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp giấy và bột giấy ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này. Nước thải công nghiệp giấy và bột giấy xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • QCVN 13-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải công nghiệp dệt nhuộm. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp dệt nhuộm ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này. Nước thải công nghiệp dệt nhuộm xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • Xem chi tiết: 10 QCVN về nước thải

Như vậy, Việt Nam đã ban hành các QCVN về nước thải và chất lượng nước khác nhau, phù hợp với từng loại nguồn nước thải và mục đích sử dụng nước. Các QCVN này giúp quản lý chất lượng nước thải, đảm bảo việc xử lý nước thải đạt các tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Xử lý nước thải là một công việc không chỉ quan trọng mà còn cấp thiết trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Mục tiêu của xử lý nước thải nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và tái sử dụng nước thải. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này, hãy liên hệ BIOGENCY qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!

>>> Xem thêm: Quy trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký