Nuoc thai chung cu

Tìm hiểu nguồn gốc và thành phần của nước thải chung cư

Tốc độ đô thị và mật độ dân số ngày tăng kéo theo các tòa nhà dân cư mọc lên nhanh chóng, phổ biến nhất có thể kể đến là các chung cư, tòa cao ốc. Đi cùng với sự phát triển là mối nguy hại rất lớn về vấn đề ô nhiễm nước thải tại các chung cư đông dân hiện nay, nếu không xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc sống con người và môi trường xung quanh. Để hiểu rõ hơn, bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu về nguồn gốc và thành phần nước thải chung cư, bên cạnh đó là những lưu ý cần thiết bạn nên biết trước khi xử lý loại nước thải này.

1/ Nguồn gốc của nước thải chung cư

thành phần nước thải chung cư

Nước thải ở chung cư bao gồm nước thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như tắm giặt, vệ sinh, ăn uống,… Đây là nguồn nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao, gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe.

Nước mưa: Bản thân nước mưa không gây ô nhiễm nhưng các lớp nhựa của mái, sân bị mất khả năng hút nước, nước mưa có thể cuốn theo rác và cát vào hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn hệ thống.

Loại nước thải này phần là hữu cơ và có thể phân hủy sinh học (Nitơ, photpho, COD, BOD, coliform, TSS có hàm lượng cao), hệ thống cần có biện pháp xử lý triệt để thành phần này trước khi thải ra môi trường.

Xem thêm: Hiện trạng nước thải chung cư hiện nay

2/ Thành phần nước thải chung cư

Đặc điểm chung của loại nước thải này là bị ô nhiễm bởi SS (cặn hữu cơ), chất hữu cơ hòa tan, nitơ, photpho, và các chủng vi sinh vật, vi khuẩn, mầm bệnh, … trong đó chất hữu cơ cao như 60%, bao gồm chất hữu cơ thực vật và động vật. Chất (hợp chất như protein (30% -35%); carbohydrate 25% -30%). Chất vô cơ chiếm khoảng 40%, bao gồm cát, dầu khoáng, axit, kiềm, v.v.

Bảng dưới đây cho thấy thành phần nước thải chung cư cần được xử lý theo tiêu chuẩn QCVN về nước thải sinh hoạt:

thành phần nước thải chung cư

3/ Cần lưu ý gì khi xử lý nước thải chung cư

Nuoc thai chung cu 4

3.1 Lưu ý khi thiết kế hệ thống

+ Tiêu chuẩn thiết kế công trình xử lý nước thải

Căn cứ vào các đặc trưng cơ bản của lưu lượng nước thải, tính chất và thành phần chất ô nhiễm, phương án xử lý nước thải phù hợp được đưa ra nhằm đảm bảo tuân thủ môi trường. Ngoài ra, cần chú ý đến điều kiện tự nhiên sẵn có và tác động của dự án, từ đó lập phương án xây dựng phù hợp.

Khi thiết kế hệ thống thoát nước phải tính đến giải pháp cơ bản là sơ đồ thoát nước phải phù hợp với quy hoạch và thiết kế của khu chung cư. Khi lựa chọn hệ thống thoát nước và các sơ đồ phải đánh giá tính kinh tế, kỹ thuật, mức độ ảnh hưởng và đảm bảo vệ sinh của hệ thống thoát nước.

Công trình thoát nước trước khi vận hành chính thức. Trong trường hợp bùn sinh học có thể được sử dụng làm phân bón, các phương án tách bùn và xử lý bùn cần được xem xét.

+Tính toán chính xác hệ thống xử lý mùi hoặc thu gom mùi

Có rất nhiều nhà máy xử lý nước thải tại các khu chung cư và cư dân thường không chú ý đến vai trò của việc xử lý nước thải có mùi hôi. Nếu mùi hôi không được xử lý sẽ thoát vào tòa nhà, gây khó chịu và ảnh hưởng đến một số hoạt động hay thói quen sinh hoạt của cư dân trong cộng đồng. Hơn nữa, lượng khí độc còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe những người sống xung quanh đây. Vì vậy, các nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải tại các tòa nhà này rất chú trọng đến quy trình xử mùi hôi để tránh gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh (do đó hệ thống này thường được đặt ở tầng hầm của tòa nhà với cơ chế xử lý riêng biệt hoàn toàn).

+ Tính toán đến hệ thống thoát nước độc lập

Lưu lượng nước thải sinh hoạt trong chung cư thường thay đổi chứ không cố định ở một lượng nhất định. Vì vậy, một hệ thống xử lý nước thải trước hết phải đảm bảo có thể xử lý được tải trọng nước lớn. Thứ hai, chủ đầu tư cần quan tâm đến vấn đề thoát nước của  toàn hệ thống.

3.2 Lưu ý trong quá trình vận hành

+ Chú ý đến công đoạn tách dầu

Nước thải từ chung cư chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt. Đối với nước thải sinh hoạt chung cư có quá nhiều dầu mỡ, nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ dễ gây tắc nghẽn hệ thống đường ống, giảm khả năng hoạt động, hao mòn, ảnh hưởng đến các công đoạn sau của toàn bộ quá trình xử lý.

Đồng thời, dầu mỡ ức chế và cản trở sự phát triển của vi sinh vật, hình thành các mảng bám trên giá thể. Vì vậy, việc lắp đặt và thiết kế thiết bị tách dầu mỡ là cần thiết để hoàn thiện hệ thống. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này người vận hành có thể kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift DGTT để để phân hủy nhanh chóng các chất béo, dầu và mỡ trong các hệ thống.

+ Khắc phục nhanh chóng khi gặp tình trạng phát sinh mùi hôi

Phải xác định được là mùi hôi nằm ở giai đoạn nào của hệ thống? (Mùi hôi tại đầu vào, bể điều hòa, hay ngay tại bể lắng thứ cấp…)

  • Trường hợp mùi hôi do bùn hoạt tính

Bùn sẽ bị thối (do quá trình yếm khí) do bị ngưng tụ quá lâu trong các rãnh, phễu.

Hệ thống ngưng hoạt động trong một thời gian hoặc lưu bùn quá lâu trong bể lắng và làm đặc bùn.

Xử lý nước thải chung cư bằng cách sục khí hệ thống liên tục và bơm bùn tuần hoàn thường xuyên. Nếu lưu lượng nước thải quá thấp, thỉnh thoảng phải vệ sinh ống tự chảy từ bể hiếu khí sang bể lắng thứ cấp bằng máy sục nước hoặc thổi khí, đồng thời kết hợp sử dụng chế phẩm sinh Microbe-Lift SA để giảm bùn và Microbe-Lift OC-IND để giảm mùi hôi trong bể hiếu khí.

Để xử lý sự cố này, người vận hành cẩn thận kiểm tra hệ thống vài lần một ngày để chắc chắn hệ thống hoạt động ổn định, nếu bể đã lắng đã phát sinh mùi hôi thối, bạn có thể kết hợp chế phẩm sinh học Microbe-Lift OC-IND để cô lập và cố định khả năng tạo mùi bởi các phản ứng sinh học, giúp ngăn cản mùi thoát ra.

__________________________________

Nước thải chung cư không tuy không thuộc nhóm nước thải ô nhiễm cao, nhưng muốn xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải là điều không phải đơn giản. Để được tư vấn chi tiết về cách xử lý tối ưu các thành phần nước thải chung cư, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký