1 1

Đặc điểm, thành phần nước thải khu chung cư

Việc xử lý nước thải chung cư là yêu cầu bắt buộc hiện nay tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chung cư, cao ốc, văn phòng có hệ thống xử lý nước thải nhưng khi hoạt động không hiệu quả vẫn không đảm bảo đầu ra nước thải. Đặc điểm, thành phần nước thải khu chung cư là gì. Đâu là giải pháp xử lý đạt chuẩn mà vẫn tiết kiệm và tối ưu chi phí?

1/ Đặc điểm và thành phần nước thải từ chung cư cần phải xử lý

thành phần nước thải chung cư

Nước thải chung cư được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là từ quá trình sinh hoạt, nấu nướng của cư dân tại các khu chung cư. Nước thải chung cư chứa chủ yếu là chất hữu cơ, dễ phân hủy và giàu nitơ và phốt pho. Cụ thể, thành phần nước thải chung cư bao gồm:

  • Khoảng 50-60% chất hữu cơ (chất hữu cơ thực vật và động vật)
  • Khoảng 40% là các chất vô cơ như cát, đất, dầu khoáng, axit và kiềm vô cơ …
  • Nước thải chứa nhiều vi sinh vật có thể gây bệnh cho người (tả, thương hàn,…).
  • Các chỉ số BOD, COD, TSS và vi khuẩn coliform trong nước thải của chung cư đều ở mức cao
  • Tùy thuộc vào diện tích căn hộ mà lượng nước thải sẽ khác nhau, mức độ ô nhiễm cũng vậy. Tuy nhiên, nhìn chung mỗi khu chung cư cần thiết kế và xây dựng một trạm xử lý nước thải phù hợp để đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra theo quy định.

Xem thêm: Hiện trạng xử lý nước thải chung cư hiện nay

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT:

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT:

2/ Những vấn đề thường gặp của các hệ thống nước thải khu chung cư

1 1 3 1

Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải chung cư không phải lúc nào cũng đúng. Kỹ thuật viên vận hành hệ thống sẽ chịu trách nhiệm giám sát và vận hành hệ thống xử lý nước thải, song song với quá trình này, các kỹ thuật viên thường gặp các vấn đề sau:

a/ Hệ thống xử lý không hoạt động hoặc hoạt động thất thường: 

Do công trình mới bàn giao, dân cư ít, lượng nước thải không đủ chạy trong hệ thống. Do đó, kỹ thuật viên không chạy hệ thống thường xuyên trong giai đoạn đầu. Để giảm chi phí, một số hệ thống sẽ không hoạt động thường xuyên, không bổ sung hóa chất và nuôi cấy vi sinh,… Điều này sẽ làm hệ thống xử lý không đạt chỉ tiêu nước thải đầu ra.

b/ Có hệ thống xử lý nhưng nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn

Đây là vấn đề mà hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đều gặp phải. Một số lý do cho vấn đề này là:

+ Hệ thống nước thải vượt công suất: Nguyên nhân chính là do công trình được mở rộng quy mô nhưng vẫn kết nối với hệ thống hiện hữu. Ngoài ra, việc mở một số dịch vụ khác trong chung cư cũng sẽ làm tăng lượng nước thải. Nếu lượng nước thải trong hệ thống mà vượt quá công suất thiết kế sẽ dẫn đến quá tải, không đủ thời gian lưu, hiệu suất xử lý không như mong muốn.

+ Thiết bị trong hệ thống xử lý bị hư hỏng: Trong một số trường hợp có thể xảy ra hư hỏng thiết bị, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống:

  • Máy bơm nước thải bị hỏng: Không thể điều hòa được lưu lượng nước thải bơm qua bể. Không có sự kiểm soát về thời gian nước thải lưu lại trong bể.
  • Bơm định lượng bị hỏng: không bơm được hóa chất
  • Hư hỏng hệ thống cung cấp khí: lượng khí cần thiết không được cung cấp cho hệ thống sinh học, hệ vi sinh vật hoạt động yếu, hiệu quả hoạt động thấp.
  • Hỏng quạt gió: không cấp khí vào bể sinh học, vi sinh yếu hoặc chết và phải nuôi cấy lại.

+ Hệ thống sinh học không hoạt động tối ưu:

Nước thải sinh hoạt có đặc điểm là chứa một lượng lớn chất hữu cơ. Đặc biệt, nồng độ amoniac trong nước thải sinh hoạt khá cao. Do đó, việc kiểm soát hệ thống sinh học sẽ quyết định 80% hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý, như

  • Cân bằng chất dinh dưỡng, kiểm soát độ pH, DO
  • Quan sát quá trình lắng bùn
  • Kiểm soát chu trình bùn

Việc phát hiện ra các vấn đề trong quá trình vận hành hệ thống sẽ giúp bộ phận kỹ thuật tìm ra các giải pháp khả thi và hiệu quả.

Tham khảo: Cách giảm mùi hôi nhà vệ sinh chung cư

3/ Xử lý nước thải chung cư hiệu quả và tiết kiệm hơn với sự trợ giúp của vi sinh vật

4 1

Hiện tại vấn đề xử lý nước thải chung cư ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khi có quy định, mỗi chung cư, tòa nhà, cao ốc cần phải xây dựng hệ thống thoát nước mới để được cấp phép xây dựng và nghiệm thu công trình. Nhưng trên thực tế, nhiều cơ sở chỉ làm đối phó, thậm chí nhiều chung cư xả thẳng nước thải ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhiều hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả khi được xây dựng. Thường bắt nguồn từ những vấn đề sau:

  • Do dân số ít và lượng nước thải không đủ nên hệ thống không hoạt động thường xuyên. Vì vậy, dù đi vào hoạt động nhưng nước thải đầu ra không đạt yêu cầu.
  • Dân cư đông đúc, nước thải vượt quy chuẩn nhưng hệ thống không xử lý được, hiệu quả thấp, nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn.
  • Các thiết bị hệ thống xử lý hư hỏng như máy bơm nước thải, máy bơm định lượng, hệ thống cấp khí, máy thổi khí, …

Do đặc điểm nước thải chung cư chứa nhiều chất hữu cơ. Vì vậy, hầu hết các đơn vị hoạt động đều lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh học, tức là xử lý nước thải dựa trên cơ chế hoạt động của các vi sinh vật.

Mặt khác, một trong những vấn đề phổ biến nhất khiến hệ thống xử lý nước thải ở nhiều chung cư không thể hoạt động hiệu quả là không kiểm soát được mức độ hoạt động của vi sinh vật. Cụ thể là không quan tâm đến các yếu tố như pH, DO, nguồn dinh dưỡng, tuần hoàn bùn, lắng bùn… khiến vi sinh vật dễ bị chết hoặc hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng này cũng khiến hệ thống xử lý nước thải tại chung cư tốn kém và kém hiệu quả.

Tham khảo: Xử lý hiện tượng hầm chung cư có mùi hôi

4/ Làm thế nào để hệ thống xử lý nước thải chung cư hoạt động hiệu quả và tiết kiệm chi phí?

Để nước thải tại chung cư đạt tiêu chuẩn đầu ra và giảm thiểu tác động đến môi trường nhờ phương pháp sinh học, đơn vị vận hành cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng vi sinh, đặc biệt là lựa chọn chế phẩm sinh học có chất lượng phù hợp và hiệu quả hoạt động tốt. Vậy đâu là chế phẩm sinh học giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải hiệu quả hiện nay?

Microbe-Lift chính là dòng sản phẩm xử lý tối ưu mà các đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải chung cư có thể lựa chọn. Đây là dòng men vi sinh hàng đầu của Mỹ, mỗi sản phẩm tích hợp nhiều chủng vi sinh khác nhau có chung những đặc điểm như sau:

  • Được phân lập, lên men và sử dụng công nghệ nuôi cấy độc quyền, mỗi dòng sẽ có những chức năng xử lý duy nhất.
  • Hiệu suất hoạt động cao, nhiều chủng có khả năng làm việc gấp 5-10 lần vi sinh thông thường
  • Dễ dàng thích ứng với các môi trường nước thải khác nhau
  • Có khả năng xử lý nước thải phức tạp và có tải trọng cao
  • Không cần nuôi cấy phức tạp, dễ sử dụng

Với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, bạn có thể tham khảo bộ đôi Microbe-Lift IND xử lý COD, BOD, TSS kết hợp Microbe-Lift N1 xử lý nitơ, amoni… chỉ cần 2-4 tuần sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.

__________________________

Mong rằng qua bài viết này, chúng tôi có thể giúp bạn xác định được những vấn đề thường gặp của các hệ thống nước thải khu chung cư. Bên cạnh đó là hiểu rõ hơn về đặc điểm, thành phần và cách xử lý tối ưu dạng nước thải này. Để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký