Trong quá trình nuôi tôm, hàm lượng khí độc trong ao nuôi luôn phát sinh liên tục. NH3 là khí độc mà bà con gặp thường xuyên trong quá trình nuôi. Vậy làm thế nào để xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi một cách hiệu quả? Sau đây, Biogency sẽ cùng quý bà con tìm hiểu về nguyên nhân và phương pháp xử lý khí độc NH3 nhé!
Các nội dung chính
Nguyên nhân gây ra khí độc NH3
- Thức ăn cho tôm thường chứa lượng đạm rất cao, khi cho ăn dư thừa sẽ khiến thức ăn hoà tan trong nước. Sau một thời gian sẽ phân huỷ thành NH3, nếu vượt ngưỡng hàm lượng cho phép sẽ gây nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
- Hàm lượng đạm trong chất bài tiết của tôm sẽ được hấp thụ trung bình là 30%, phần còn lại sẽ hoà tan ra ngoài môi trường nước.
- Ngoài ra, nguồn đạm còn được sản sinh từ quá trình xác tảo bị phân huỷ.
=> Đạm là yếu tố chính hình thành nên khí độc NH3 trong ao nuôi tôm
Tham khảo: Nhận biết tôm nhiễm khí độc
Phương trình phản ứng sau:
Đạm phân huỷ trong ao —> NH3 <—> NH4+ <—> NH4+ + 1.5 O2 —> NO2 + 2H+ + H2O
Ảnh hưởng của khí độc NH3 đến ao nuôi tôm
– Làm tôm chậm phát triển, kén ăn, nổi đầu, suy yếu sức đề kháng, tôm rớt đáy, mềm vỏ
– Nếu tích tụ NH3 nhiều trong cơ thể theo thời gian dễ dẫn đến phát sinh các bệnh như EMS, hoại tử cơ, tôm đi phân trắng,… do giảm sức đề kháng, tôm yếu dẫn đến bị nhiễm bệnh
– Cá thể tôm dễ bị tổn thương mang – phù nũng cơ
– Khi sống trong môi trường khí độc cao, sức đề kháng của tôm sẽ giảm, dẫn đến dễ nhiễm bệnh, đặc biệt các bệnh như gan tụy, phân trắng.
Xem thêm: Ảnh hưởng khí độc H2S và cách xử lý khí độc H2S trong ao tôm
Phương pháp xử lý khí độc nh3
Kiểm soát hiệu quả NH3 trong ao
+ Để kiểm soát NH3 hiệu quả trong ao nuôi thì điều quan trọng nhất là cần đảm bảo thức ăn cung cấp cho ao nuôi có lượng đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển riêng biệt của tôm.
+ Ngoài căn đo hàm lượng đạm, thì khối lượng thức ăn vào ao nuôi cũng phải được đảm bảo. Hãy cung cấp đúng liều lượng phù hợp theo chu trình tôm phát triển để để tôm dễ dàng hấp thụ tiêu hoá hiệu quả.
+ Kết hợp sử dụng thức ăn có hệ số chuyển đổi thấp (đạm trong thức ăn có tỉ lệ hấp thu cao): hạn chế dơ nước, ngăn ngừa khả năng hình thành khí độc
+ Trường hợp khẩn cấp, nồng độ NH3 quá cao, cần nhanh chóng thay nước (tỉ lệ từ 30% -> 50% thể tích ao nuôi) hằng ngày để giảm thiểu lượng NH3 trong ao.
Sử dụng kết hợp men vi sinh để xử lý khí độc NH3 (chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA N1)
+ Với phương pháp sử dụng men vi sinh thân thiện với môi trường để xử lý hiệu quả sự hình thành khí độc NH3. Chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA N1 là sự kết hợp hoàn hảo của 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter hỗ trợ quá trình chuyển hóa NH3 và NO2 diễn ra nhanh chóng, nếu sử dụng với liều lượng duy trì sẽ loại bỏ hoàn toàn.
+ Bên cạnh đó, hãy kết hợp thêm xi phông ao nuôi theo lịch trình, để tăng độ hiệu quả của chế phẩm men vi sinh. Hạn chế khí độc NH3 phát sinh và giảm bớt sự phân huỷ của chất thải , thức ăn thừa, bùn đáy,… tạo ra hệ sinh thái tốt nhất cho ao tôm, giúp tôm tiếp cận phần đáy ao tìm thức ăn.
Hiệu quả xử lý NH3 ao nuôi tôm bằng vi sinh
Ngoài ra trong quá trình nuôi tôm, còn phát sinh nhiều loại phí độc khác như NO2, H2S…Để xử lý những loại khí độc này bà con cần một loại men vi sinh xử lý hiệu quả. Đọc bài viết vi sinh xử lý khí độc ao tôm để tìm hiểu thêm
Xem thêm: Xử lý khí đôc NO2 ao tôm
_____________________
Tuy những ảnh hưởng của khí độc NH3 đến ao nuôi không quá nghiêm trọng như chúng ta nghĩ. Chỉ cần bạn có kế hoạch kiểm soát ao nuôi hiệu quả và kết hợp sử dụng men vi sinh đúng cách, thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng gây hại và xử lý khí độc NH3 một cách dễ dàng.
Để được đội ngũ Biocency tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến chủ đề trên, xin vui lòng liên hệ ngay qua Hotline: 0901 538 514
Tài liệu tham khảo:
- Quản lý môi trường ao nuôi tôm – Những điều cần biết – Tổng cục thủy sản
- LAZUR, Andrew. Growout pond and water quality management. JIFSAN (Joint Institute for Safety and applied Nutrition) Good Aquacultural Practices Program, University of Maryland, 2007, 17.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh