Thumb 1 1

Tìm hiểu về SV30

SV30 là chỉ tiêu kiểm tra nước thải giúp xác định tình trạng sức khỏe của hệ thống. Chúng ta không cần kiểm tra chỉ tiêu này khi hệ thống chạy tốt. Tuy nhiên khi nước thải đầu vào có sự thay đổi, SV30 sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và khắc phục trước khi hệ thống bị ảnh hưởng. Trong bài viết này hãy cùng với Biogecy tìm hiểu về những kiến thức liên quan đến SV30 nhé!

SV30
SV30 là chỉ tiêu kiểm tra nước thải giúp xác định tình trạng sức khỏe của hệ thống.

SV30 là gì?

SV30 là chỉ tiêu kiểm tra khả năng lắng của nước thải. Nước thải sẽ được rót vào chai nhựa hoặc ống và để lắng trong thời gian 30 phút. Cần duy trì việc theo dõi khối lượng chất rắn sau mỗi 5 phút để có thể đưa ra biểu đồ tốc độ lắng. Việc làm này nhằm xác định hệ thống kết bông của bùn như thế nào. Ngoài khối lượng chất rắn lắng đọng, cần quan tâm đến độ đục của bề mặt nước thải, bùn mịn hay không, khối bùn có nổi lên hay không….

Tiến hành thí nghiệm SV30

Để tính được chỉ số SV30, ta dựa vào chỉ số SVI và MLSS qua công thức:

cong thuc tinh svi

Trong đó: 

  • SVI: Sử dụng 1000ml nước thải trong bể hiếu khí cho vào chai nhựa hoặc ống đong và để cho bùn lắng xuống trong 30 phút. Tiến hành đọc kết quả sau mỗi 5 phút, chúng ta sẽ thu được một đường cong độ lắng là SVI. MLSS là nồng độ chất rắn lơ lửng của hỗn hợp (g/L). Xem cách tính MLSS tại đây (MLSS là gì? Vai trò và cách xác định MLSS trong nước thải (microbelift.vn))

Từ đó, ta có được cách tính SV30: SV30 = SVI * MLSS

Khi đo mẫu trên SV30 có thể thu được kết quả nhanh chóng, tạm thời đánh giá được hiệu quả của việc xử lý nước thải mà không cần sử dụng đến các thí nghiệm phức tạp. 

Chúng ta sẽ xác định được bùn hiếu khí trong bể thuộc tình trạng: bùn già, bùn khỏe, bùn non hay bùn nhầy khi dựa vào kết quả của mẫu nước SV30. 

Tham khảo: Cách xác định chỉ số SVI

Tiến hành đọc thí nghiệm SV30 như sau:

SV30 có chứa bùn khỏe

Khi mẫu nước thải có màu đỏ, xuất hiện bông bùn kích thước lớn và lắng đọng nhanh, kết dính tốt và tạo khối bùn to thì là bùn khỏe. 

Trong bùn khỏe sẽ giàu vi sinh đang trong giai đoạn sinh trưởng nên quá trình xử lý hữu cơ diễn ra tốt. Đối với những mẫu nước thải có chứa lượng ít bông bùn, chúng ta có thể tăng bùn khỏe bằng cách bổ sung thêm các vi sinh mầm phát triển khỏe mạnh.

SV30 có chứa bùn già

Trường hợp này là khi bùn lắng xuống tốc độ nhanh xuất hiện bùn mịn và để lại các đốm nhỏ trong chai nhựa hay ống đong hoặc có khối bùn mịn nổi trên bề mặt. Khi đó sẽ tăng lượng chất rắn lơ lửng TSS và độ đục của nước đầu ra. Bùn già cần được cải thiện và thay thế  bằng thế hệ vi sinh mới để có hoạt lực xử lý mạnh mẽ hơn đáp ứng nhu cầu xử lý của hệ thống.

SV30 có chứa bùn non

Quan sát trong mẫu nước có màu nâu nhạt, lắng chậm và tạo khối bùn nhỏ thì đây là bùn non. Khi khối bùn không nén chặt, hệ thống có thể xuất hiện bùn non. Bùn non có tốc độ hấp thụ vi khuẩn tự do và oxy cao. Như vậy, sinh khối phải cần nhiều thời gian để phát triển và quá trình xử lý chậm. Khi bùn non hay các vi sinh ở dạng sợi khó lắng, chúng ta có thể dùng chất keo tụ Polyme. Ngoài ra, có thể giảm lưu lượng nước đầu vào giúp vi sinh vật phát triển hay sử dụng các men vi sinh để bổ sung vào, giúp rút ngắn thời gian phát triển của vi sinh.

SV30 3

SV30 có chứa bùn nhầy và vi khuẩn dưới dạng sợi

Quan sát mẫu sẽ thấy bùn nhớt, thường kết dính với nhau tạo thành 1 lớp màng ở bề mặt, quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy nhiều vi khuẩn sợi hoặc bùn khuếch tán. Một số yếu tố trong nước thải sẽ gây nên vi khuẩn dạng sợi. Chúng ta nên kiểm tra DO và điều kiện dinh dưỡng để có thể thúc đẩy hình thành nên khối bùn tốt hơn, giúp hạn chế bùn nhầy và vi khuẩn dạng sợi.

* Một số bước bạn nên áp dụng ngoài việc đọc thí nghiệm SV30:

  • Theo dõi tốc độ lắng

Khi tốc độ lắng quá nhanh thì bùn già sẽ nhanh chóng lắng xuống nhưng để lại các khối bùn nhỏ nổi lên trên và đồng thời sẽ làm đục nước. Với những bùn non lắng chậm sẽ gom các hạt nhỏ li ti lại với nhau và kéo chúng lắng xuống phía dưới.

  • Đợi lắng thêm một thời gian

Bạn đừng đổ mẫu nước thải đi mà hãy đợi chúng lắng xuống trong khoảng thời gian là 30 phút. Tuy nhiên, một bể lắng có thể cần nhiều giờ để lắng. Vậy khi đọc SV30, kết quả cũng có thể thay đổi khi đợi lắng thêm vài giờ. Sau một thời gian, nếu xuất hiện bọt nhỏ, bùn nổi lên thì SV30  có thể dùng để khử Nitrat. 

  • Dùng kính hiển vi để quan sát SV30

Có thể đem mẫu nước quan sát dưới kính hiển vi nếu bùn không kết bông. Phương pháp này sẽ giúp xác định được vi khuẩn gây tình trạng bùn khó lắng. Sử dụng kính hiển vi mạng lại sự chính xác và khách quan hơn. 

  • Quan sát lớp màng trên nước thải. Bùn dạng sợi khi nổi trên mặt nước thường sẽ kết dính lại với nhau và tạo ra một lớp màng. Lớp màng này có thể quan sát thông qua thí nghiệm SV30. Nếu thấy có xuất hiện màng thì chứng tỏ rằng các vi sinh vật ở dạng sợi đang lan ra với tốc độ nhanh chóng trong môi trường nước thải.
  • Quan sát màu nước thải

Quan sát màu sắc của nước thải trong ống. Màu nước thải có thể thể hiện được các đặc điểm vi sinh của nước thải và độ tuổi bùn.

Tham khảo: Chỉ số TDS trong nước thải là gì

Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức về SV30. Với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp men vi sinh giúp xử lý nước thải. Biogency tự hào là mang đến dòng sản phẩm men vi sinh chất lượng vượt trội cho khách hàng. Liên hệ số Hotline 0909 538 514 khi có bất kỳ thắc mắc muốn được tư vấn.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký