Xu ly nito trong nuoc thai sinh hoat

Nỗi lo về xử lý Nitơ trong nước thải sinh hoạt đã được giải đáp

Nitơ trong nước thải sinh hoạt là một trong những vấn đề gây đau đầu cho các kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nước thải đầu ra không đạt chỉ tiêu về Nitơ là vấn đề thường xuyên gặp ở các hệ thống Nó đã gây khó khăn không ít đến chủ đầu tư và nhà thầu.

Nguyên nhân hình thành Nitơ trong nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước được phát sinh chủ yếu từ hoạt động tắm giặt, vệ sinh, nước thải từ hoạt động nấu ăn, sinh hoạt,…

Ba thành phần chính trong nước thải sinh hoạt:

  • BOD/COD: Hàm lượng BOD/COD trong nước thải sinh hoạt thường ở mức thấp, < 500 mg/l. Đôi khi vẫn có trường hợp vượt 500 mg/l. Lúc này, chỉ cần bổ sung thêm bể UASB.
  • Dầu mỡ: Nguồn phát sinh dầu mỡ phần lớn từ hoạt động nấu ăn. Dầu mỡ chảy xuống đường ống lâu ngày thường vón cục, bám vào thành ống, rất dễ gây tắc nghẽn đường ống. Do đó, cần có bể tách mỡ để tách lượng mỡ trong nước thải, trước khi đưa nước thải vào hệ thống xử lý tập trung.
  • Nitơ: Nitơ thường được phát sinh chủ yếu ở dạng amoniac, từ hoạt động vệ sinh. Bên cạnh đó, Nitơ được thải ra từ hoạt động nấu ăn, nhưng không đáng kể. Đây là thành phần khó xử lý trong hệ thống xử nước thải mà các kỹ sư hay gặp phải.
Xu ly nito trong nuoc thai sinh hoat
Hình 1. Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt.

Vì sao Nitơ trong nước thải sinh hoạt khó xử lý?

Việc xử lý Nitơ trong nước thải thường trải qua 02 quá trình: Nitrit hóa và Nitrat hóa. Trong quá trình xử lý Nitơ cần một số điều kiện cần thiết như DO (hàm lượng oxy hòa tan), độ kiềm, hàm lượng MLVSS, lượng RAS từ bể hiếu khí về bể Anoxic, nồng độ pH… Nếu một trong số các điều kiện này không được đảm bảo cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý.

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn đến từ hệ thống xử lý nước thải. Nhiều hệ thống xử lý nước thải không có công trình xử lý Nitơ, hoặc hệ thống xử lý không đạt chuẩn. Dẫn đến quá trình Nitrat hóa không được thực hiện hiệu quả. Làm cho nước thải đầu ra không đạt chuẩn Nitơ.

Làm thế nào để xử lý Nitơ trong nước thải sinh hoạt?

Để xử lý Nitơ trong nước thải sinh hoạt mang lại hiệu quả cần nhớ lại công thức: BOD5:N:P = 100:5:1( nghĩa là 100mg/L BOD5, 5 mg/L N và 1mg/L P. Để xử lý 1kg nitơ cần 20kg BOD).

Theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, có 2 chỉ tiêu liên quan đến Nitơ là NH4+ (tính theo N) và NO3- (tính theo N). NH4+ sẽ chuyển thành NO3- qua quá trình Nitrit hóa. Sau đó, NO3- chuyển thành N2 tự do bởi quá trình Nitrat hóa. Nitrit hóa xảy ra ở bể hiếu khí. Trong khi Nitrat hóa xảy ra ở bể thiếu khí. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc xử lý hiệu quả.

Một số lưu ý để có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn

  • Cần có thông số nước thải đầu vào làm cơ sở tính toán. Tuy nhiên, có nhiều hệ thống thiết kế mới, chưa có dòng thải thì phải lấy theo lý thuyết. Cần tính toán, đưa ra con số ước lượng phù hợp, gần với thực tế nhất để hệ thống được vận hành hiệu quả.
  • Tính toán đủ kích thước bể. Lưu ý tại bể điều hòa. Đây là một trong những bể quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải.
  • Tính toán đủ bơm và lưu lượng dòng tuần hoàn Nitrat lỏng từ cuối bể Aerotank về đầu bể Anoxic. Dòng này khoảng 2Q – 4Q (từ 2 lần đến 4 lần lưu lượng xử lý).
  • Bể Anoxic dùng máy khuấy hoặc đảo trộn khí. Chú ý hàm lượng DO ở bể Anoxic và Aerotank.
  • Bể lắng thiết kế độ dốc > 60 độ để thu bùn tốt hơn. Nếu chiều cao bể thiếu thì chia thành nhiều hố hoặc rãnh thu bùn. Cố gắng hạn chế tối đa tình trạng bùn đã lắng mà không bơm thu hồi được. Bùn này chỉ cần khoảng nửa ngày là đã nổi lều phều khắp bể. Bơm hút bùn đáy có thể cài đặt thời gian để hoạt động tự động.
  • Nếu diện tích hạn hẹp, có thể thiết kế hệ thống theo công nghệ SBR sẽ tiết kiệm diện tích hơn do không cần bể lắng. Hiệu quả xử lý Nitơ cũng cao hơn. SBR về bản chất vẫn là quá trình thiếu khí – hiếu khí. Tuy nhiên dòng nước đi có khác một chút.
  • Nếu dinh dưỡng thiếu: Bổ sung thêm bồn dinh dưỡng cấp định kỳ.

Sản phẩm hỗ trợ xử lý Nitơ trong nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có không ít các loại vi sinh dùng để xử lý Nitơ trong nước thải. Một trong số đó là vi sinh xử lý Nitơ Microbe-Lift N1vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND. Hai dòng vi sinh này thường được các kỹ sư vận hành hệ thống tin dùng.

Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. Hai chủng vi khuẩn này thiết yếu cần cho quá trình Nitrat hóa. Còn Microbe-Lift IND chứa đa dạng các chủng vi sinh vật. Trong đó các chủng như: Pseudomonas sp, Bacillus Licheniformis, Thiobacillus Denitrificans,…

Sự kết hợp của 2 sản phẩm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 là giải pháp tối ưu để xử lý nước thải có hàm lượng Nitơ, Ammonia cao.

Xu ly nito trong nuoc thai sinh hoat
Hình 2. Vi sinh xử lý Nitơ Microbe-Lift N1 và vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND.

Mọi thông tin cần tư vấn về sản phẩm hoặc phương án xử lý nitơ trong nước thải sinh hoạt, vui lòng liên hệ 0909 538 514 để được giải đáp nhanh nhất.

Nguồn tham khảo: Công nghệ xử lý môi trường.


Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời