Các nội dung chính
Nồng độ pH (Hydrogen power) chính là chỉ số xác định tính chất hoá học trong dung dịch, độ axit hay độ bazơ. Giá trị pH biểu diễn cho sự hiện diện của ion H+ trong môi trường nước hoặc môi trường đất.
Thang pH chỉ từ 0-14:
– Nếu nồng độ pH = 7: môi trường trung hòa.
– Nếu nồng độ pH < 7: môi trường axit (chua)
– Nếu nồng độ pH > 7: môi trường bazơ ( kiềm).
Nồng độ pH trong dung dịch được xác định bằng hai phương pháp cơ bản sau:
– Phương pháp so màu: sử dụng quỳ tím hoặc chất thử tương đương để thử mẫu dung dịch. Sau đó so sánh màu tương ứng trong thang pH để xác định.
– Phương pháp sử dụng máy đo pH cùng với các điện cực có chọn lựa pH (điện cực thủy tinh pH, điện cực hiđrô, điện cực quinhiđrôn và nhiều loại khác).
>>> Xem thêm: 3 phương pháp đo nồng độ Ammonia trong hệ thống xử lý nước thải.
Trong quá trình xử lý nước thải, nồng độ của nước thải có một ý nghĩa quan trọng. Các công trình xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH= 7 đến 7,6. Môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển là môi trường có pH từ 7 đến 8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau. Ví dụ:
- vi khuẩn nitrit phát triển thuận lợi nhất với pH từ 4,8 đến 8,8.
- Vi khuẩn nitrat với pH từ 6,5 đến 9,3.
- Vi khuẩn lưu huỳnh có thể tồn tại trong môi trường có pH từ 1 đến 4.
- Nước thải sinh hoạt có pH = 7,2 đến7,6.
- Trong nước thải công nghiệp có pH rất khác nhau phụ thuộc từng loại công nghiệp.
Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình tạo bông cặn của các bể lắng bằng cách tạo bông cặn bằng phèn nhôm.
Chính vì thế trong quá trình vận hành chúng ta cần kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh pH phù hợp với quá trình xử lý hóa ly hoặc sinh học đang xảy ra trong hệ thống xử lý nước thải.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh