dac trung nuoc thai che bien thuy san va phuong phap xu ly 01

Đặc trưng nước thải chế biến thủy sản và phương pháp xử lý 

Nước thải chế biến thủy sản chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm, là mối nguy hại cho môi trường nếu không xử lý trước khi xả thải. Muốn đạt hiệu quả xử lý tối ưu, bạn cần nắm được thành phần, đặc trưng của nước thải nhà máy chế biến thủy sản.

dac trung nuoc thai che bien thuy san va phuong phap xu ly 01

Đặc trưng nước thải chế biến thủy sản

Nước thải là một trong những ảnh hưởng trực tiếp của ngành chế biến thủy sản tác động đến môi trường. Nguyên nhân là vì trong nước thải chế biến thủy sản chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm, chất độc hại từ quá trình chế biến, sản xuất, đồng thời bao gồm cả nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy.

Đặc trưng nước thải chế biến thủy sản
  • Nước thải trong quá trình sản xuất chiếm 85-90% gồm: Nước thải các khâu nhập, sơ chế, chế biến nguyên liệu; Nước thải từ quá trình rửa trang thiết bị máy móc; Nước thải từ khâu vệ sinh các khu chế xuất và nhà xưởng. Trong nước thải sản xuất chứa nhiều thành phần hữu cơ gồm các chất béo, protein, cặn bã, vi sinh vật, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng. 
  • Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ khu vực vệ sinh, khu vực nhà ăn và bếp. Nước thải sinh hoạt thường chứa một số chất dinh dưỡng, chất tẩy rửa và cặn bã…

Nguồn xả thải và lưu lượng nước thải chế biến thủy sản sẽ có sự khác nhau giữa các loại hải sản, quy trình chế biến. Bạn có thể tham khảo lượng nước chế biến một số loại hải sản sau:

STT Loại hải sản Lưu lượng nước thải (Đơn vị m3)
1 Cá da trơn 5-7 m3/tấn sản phẩm
2 Tôm đông lạnh 4-6m3/tấn sản phẩm
3 Sản phẩm giả cua 20-25m3/tấn sản phẩm
4 Thủy sản đông lạnh hỗn hợp 4-6m3/tấn sản phẩm

Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản còn tùy thuộc vào nguyên liệu, chất phụ gia, nguồn nước sử dụng, các công đoạn…  Tuy nhiên về cơ bản, nước thải chế biến thủy sản có chứa những thành phần đặc trưng như sau:

  • Mùi hôi tanh, khí H2S, NH3 sinh ra từ quá trình phân hủy mảnh vụn thủy sản trong nước thải hay quá trình phân hủy kỵ khí không hoàn toàn các hợp chất Protid, acid béo. Bên cạnh đó còn có mùi Cl2 trong quá trình khử trùng.
  • Độ màu: Màu của nước thải do chất thải sinh hoạt, máu của động vật thủy sản trong quá trình chế biến
  • Lượng chất rắn hòa tan lớn
  • Các vi trùng gây bệnh
  • Các chất dinh dưỡng
  • Các chất hữu cơ với hàm lượng cao
  • Dầu mỡ
  • Các chất lơ lửng
  • Chỉ số BOD, COD, TSS cao

Do đó để đạt hiệu quả tối ưu trong xử lý nước thải chế biến thủy sản, đơn vị nhà máy cần tính toán, đo lường thành phần, tính chất nước thải trong tất cả các khâu. Từ đó mới lựa chọn phương pháp phù hợp, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản đúng chuẩn. Làm sao để nước thải đầu ra đáp ứng quy định QCVN 11-MT: 2015/BTNMT:


TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1.

pH

6 – 9

5,5 – 9

2.

BOD5 ở 20 °C

mg/l

30

50

3.

COD

mg/l

75

150

4.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

5.

Amoni (NH4+ tính theo N)

mg/l

10

20

6.

Tổng nitơ (tính theo N)

mg/l

30

60

7.

Tổng phốt pho (tính theo P)

mg/l

10

20

8.

Tổng dầu, mỡ động thực vật

mg/l

10

20

9.

Clo dư

mg/l

1

2

10.

Tổng Coliforms

MPN hoặc CFU/

100 ml

3.000

5.000

Tham khảo: CFU là gì, MPN là gì

Phân tích chỉ tiêu Amonia nước thải chế biến thủy sản bằng máy DT-900

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt hiệu quả tối ưu.

Nước thải chế biến thủy sản cần được xử lý trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm cũng như hạn chế các tác động gây hại đến sức khỏe con người. Bạn có thể tham khảo quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản thông dụng nhất. 

 Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Tiền xử lý: Nước thải từ các khâu sẽ theo mương dẫn qua song chắn rác thô, đến bể lắng cát và qua các công trình xử lý thô nhằm loại bỏ chất thải có kích thước lớn. Sau đó được qua bể điều hòa. 

Bể điều hòa: Trong bể có hệ thống khuấy sẽ trộn đều nhằm ổn định lưu lượng thải, giá trị pH sẽ được điều chỉnh đến thông số tối ưu để quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt.

Bể UASB: Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB. Tại đây, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất thải hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD, đạt 60-80%). 

Bể Anoxic kết hợp bể Aerotank: Sau bể UASB nước thải dẫn qua cụm bể Anoxic và bể Aerotank để xử lý khử BOD, Nitrat hóa, khử NH4, NO3, N2, Photpho.                               

Bể lắng: Nước thải sau bể Anoxic – Aerotank sẽ tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại. Một phần được tuần hoàn lại bể Anoxic, phần đưa lên bể chứa bùn. Sau đó nước thải chảy qua bể trung gian, bể lọc áp lực, qua bể khử trùng rồi xả thải.           

Phương pháp vi sinh – giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt hiệu quả tối ưu

Nước thải chế biến thủy sản có đặc trưng là chứa lượng lớn các chất hữu cơ. Chính vì vậy để tối ưu hiệu quả xử lý ở mức cao nhất, đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải cần bổ sung men vi sinh. Đây là phương pháp tối ưu hiệu quả nhanh chóng, chi phí thấp, dễ dàng sử dụng lại thân thiện môi trường.

Phương pháp vi sinh - giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Sản phẩm men vi sinh được ưa chuộng nhất tại các hệ thống xử lý nước thải nói chung và nước thải chế biến thủy sản nói riêng là Microbe-Lift. Đây là thương hiệu men vi sinh hàng đầu đến từ Hoa Kỳ. Được đội ngũ nhân sự từ phòng thí nghiệm sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC) đã tiến hành phân lập. Sau đó lựa chọn được các chủng giống vi sinh cốt lõi cho quá trình nghiên cứu. Sau quá trình phân lập, các vi sinh được lưu giữ thành các nguồn chủng giống (được lưu trữ trong ngân hàng vi sinh). Những chủng này mang giá trị cốt lõi riêng và độc nhất.

ƯU ĐIỂM CỦA MICROBE-LIFT:

  • Đa dạng chủng vi sinh, lên men nhiều giai đoạn, tích hợp nhiều vai trò
  • Áp dụng công nghệ chiếu sáng độc quyền giúp tăng cường tính năng, hiệu quả
  • Vi sinh có đời sống tương tự các tổ hợp sinh vật phát triển tự nhiên trong môi trường sinh thái, thích nghi được nhiều môi trường khác nhau
  • Không yêu cầu nuôi cấy phức tạp – dễ dàng sử dụng
  • Thời hạn sử dụng lâu dài – dễ bảo quản – không yêu cầu bảo quản phòng lạnh
  • Không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp để vận hành và sử dụng
  • Xử lý được các loại nước thải phức tạp, tải lượng cao
  • Thời hạn sử dụng đến 2 năm, vượt qua hầu hết các sản phẩm ứng dụng tương tự

Hiện các dòng men vi sinh của Microbe-Lift đang được phân phối độc quyền tại Biogency – Đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm men vi sinh xử lý nước thải hàng đầu. Đồng thời Biogency còn hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan để giúp tối ưu hiệu quả cho hệ thống xử lý cũng như tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký