Nuôi tôm bằng bột bã mía đang là một trong những phương pháp nuôi tôm bổ trợ bên cạnh sử dụng thức ăn chuyên dụng. Cách này tuy khá an toàn với môi trường vì không sử dụng kháng sinh và hóa chất nhưng vẫn có những nhược điểm riêng, cần sử dụng kết hợp vi sinh Microbe-Lift để tăng tính hiệu quả. Hãy cùng Biogency tìm hiểu cách nuôi tôm bằng bã mía và các ưu nhược điểm của nó nhé!
Các nội dung chính
Bột bã mía là gì? Các chất dinh dưỡng có trong bột bã mía
Trong quá trình sản xuất đường ăn, bã mía là chất thải cuối cùng nhưng chúng chiếm khoảng 20 đến 30% tổng trọng lượng mía được ép lấy đường. Tùy vào từng loại giống, bã mía sẽ có thành phần hóa học khác nhau.
Nhìn chung, trong bã mía sấy khô có các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Cellulose: chiếm từ 45 – 55%
- Hemicellulose: Chiếm từ 20 – 25%
- Lignin: chiếm từ 18 – 24%
- Chất trơ: Chỉ chiếm từ 1 – 4%
- Sáp: chiếm thành phần dưới 1%
Bã mía trong đời sống thường ngày được dùng trong rất nhiều lĩnh vực như làm chất đốt, sản xuất thức ăn gia súc, cung cấp canxi, sắt, kẽm và photpho cho thực vật. Đặc biệt trong ngành chăn nuôi thủy sản, việc nuôi tôm bằng bã mía đang ngày càng trở nên phổ biến, có thể thay thế kháng sinh trong quản lý môi trường quản lý nước ao tôm.
Ưu nhược điểm của nuôi tôm bằng bã mía
Nuôi tôm bằng bã mía có những nhược điểm và ưu điểm sau:
Ưu điểm nuôi tôm bằng bã mía
- Bổ sung chất khoáng cho tảo trong ao, thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật trong nước.
- Ổn định môi trường nước, cung cấp các chất tốt cho tôm như Fe và Zn.
- Ổn định độ kiềm và độ pH của nước ao.
- Giảm 50% tỷ lệ dùng thuốc thủy sản.
- Cải tạo màu nước, kích thích lợi tảo và góp phần bảo vệ môi trường nước.
- Dễ tìm nguyên liệu, có thể thu gom tại các điểm kinh doanh giải khát, cơ sở thu mua… với chi phí tiết kiệm.
- Phân hủy bùn và chất cặn bã hữu cơ tích tụ đáy ao.
- Tôm mau khỏe, sức đề kháng và chất lượng thịt được cải thiện
Nhược điểm nuôi tôm bằng bã mía
- Bón số lượng lớn khiến tôm bài tiết nhiều chất thải gây mất cân bằng môi trường ao nuôi tôm.
- Bã mía tích tụ quá nhiều trên mặt nước làm tăng chỉ số BOD, COD gây mùi hôi thối ô nhiễm nước ao dễ dẫn đến suy giảm sức khỏe tôm, dễ mắc bệnh và chết hàng loạt.
- Khó kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng cho tôm.
Cách ủ bã mía nuôi tôm thẻ chân trắng
Bột bã mía được sử dụng sau khi cải tạo ao nuôi (diện tích từ 2000 – 5000m2) bằng cách gây màu nước với liều lượng 1 kg/100 m3 nước. Đối với những ao thuần, bà con nên bón bã mía 1 ngày/ 5 lần. Đối với những ao nuôi tôm bị chai phần nền đáy, bà con tiến hành bón bã mía 2 ngày/ lần.
Trong 2 tháng đầu tiên khi nuôi tôm, các chuyên gia khuyên nên bón bột bã mía định kỳ theo liều lượng 10 kg/1000m3 nước. Không cần sử dụng hóa chất hay chế phẩm khác.
Khoảng thời gian trước 1 ngày hoặc sau 2 ngày sử dụng bã mía cho tôm bà con nên kiểm tra các yếu tố môi trường của ao nuôi như độ kiềm, độ pH, mật độ vi khuẩn trong nước.
Sau 2 tháng nuôi tôm, lượng chất thải đã tích tụ dưới đáy ao nếu nhiều hơn ban đầu thì bà con cần định kỳ đánh giá lượng bột bã mía đã bỏ vào ao đồng thời bổ sung vi sinh làm sạch nước Microbe-Lift AQUA C để phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm còn tồn đọng trong ao. Sản phẩm chứa 13 chủng vi sinh vật có lợi giúp ức chế các vi sinh vật gây bệnh và cân bằng môi trường nước của ao đồng thời giúp tôm tăng sức đề kháng, chất lượng thịt tốt.
Lưu ý khi nuôi tôm bằng bã mía bà con cần thường xuyên chú ý màu nước ao, các chỉ tiêu về môi trường để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh dư thừa chất thải và gây hại cho tôm.
Sau từ 3 đến 4 tháng nuôi, đối với tôm thẻ chân trắng bà con có thể thu hoạch ngay. Tuy năng suất nuôi tôm bằng bã mía không cao bằng ao nuôi mật độ cao nhưng bù lại thể trạng tôm thẻ sẽ luôn khỏe mạnh, màu sắc tươi cùng kích thước lớn. Thông thường, với phương pháp này bà con sẽ thu hoạch trung bình 40 – 50 con/kg, năng suất 3,5 – 4 tấn con/ha. Bà con hoàn toàn có thể bán tôm với giá cao và đặc biệt ở quy trình nuôi tôm bằng bã mía đó là chất lượng môi trường nước ao tôm luôn được quản lý và xử lý tốt khi kết hợp cùng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C làm sạch nước ao nuôi. Tôm khi thu hoạch ít dịch bệnh và có tính bền vững khi nuôi.
Tham khảo: Các quy trình nuôi tôm công nghệ cao hiện nay
Tuy trong nông nghiệp, bã mía là phế phẩm nhưng ngược lại trong ngành nuôi tôm nó mang lại lợi ích rất tốt, vừa giảm chi phí, dễ thực hiện vừa thân thiện với môi trường, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả nuôi tôm thì các chuyên gia đã khuyên dùng các phương pháp sử dụng vi sinh của Biogency để quá trình nuôi tôm đạt năng suất cao nhất. Liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn mua sản phẩm vi sinh Microbe-Lift AQUA C cũng như các phương pháp nuôi tôm hiệu quả khác!
Tài liệu tham khảo:
- Sử dụng bột bã mía trong nuôi tôm – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)
- Tận dụng bã mía nuôi tôm an toàn sinh học giúp cải thiện năng suất – Trang thông tin điện tử Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa (thanhhoa.gov.vn)
- KRISHNANI, Kishore K., et al. Bagasse‐assisted bioremediation of ammonia from shrimp farm wastewater. Water environment research, 2006, 78.9: 938-950.
- QUIROZ-GUZMÁN, Eduardo, et al. Flavonoid-enriched extract of Agave lechuguilla bagasse as a feed supplement to prevent vibriosis in Pacific white shrimp Penaeus vannamei. Aquaculture, 2023, 562: 738867.
- ROSAS, Victor Torres, et al. Inclusion of grape bagasse (Vitis sp.) in the diet of white shrimp (Litopenaeus vannamei) and its effects on growth and antioxidant system. Aquaculture Research, 2022, 53.13: 4805-4813.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh