Trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thuỷ sản nói chung, khái niệm oxy hòa tan trong nước được đề cập thường xuyên, là yếu tố đóng vai trò chủ chốt của một vụ nuôi thành công. Vậy oxy hòa tan trong nước là gì? Thông số này có ý nghĩa gì với tôm?
Các nội dung chính
Oxy hòa tan trong nước là gì?
Oxy hoà tan trong nước là lượng oxy phân tử tan trong nước, yếu tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật dưới nước như cá, tôm, rong rêu, tảo, sinh vật phù du,… Chỉ số này còn được gọi tắt là DO (Dissolved Oxygen), đơn vị đo lường là mg/L, nghĩa là bao nhiêu miligam oxy trong mỗi lít nước.
Nồng độ oxy hòa tan trong nước có ý nghĩa gì với tôm?
Tương tự như con người, tôm cần oxy để tồn tại, chỉ khác là chúng sử dụng mang để lấy oxy từ nước. Nếu lượng oxy trong nước giảm, tôm sẽ có hiện tượng nổi đầu để lấy oxy, bơi dạt bờ, bỏ ăn, chết rải rác. Trường hợp thiếu oxy trầm trọng, tôm sẽ dễ mắc bệnh, nhiễm khí độc và chết hàng loạt.
Do đó hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm hay thậm chí là sự sống còn trong nuôi tôm.
Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, hàm lượng DO cần được duy trì tối thiểu là trên 4mg/L, lý tưởng nhất là từ 6 – 8 mg/L một cách ổn định trong toàn bộ khối nước của ao nuôi. Khi ao nuôi đủ lượng oxy hòa tan, tôm đủ oxy để hô hấp, các vi sinh vật có lợi sẽ phát triển, từ đó lấn át các tác nhân gây bệnh, tạo môi trường sinh trưởng tốt nhất cho tôm.
Tuy nhiên trên thực tế, trong nuôi tôm, hàm lượng DO chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, từ chủ quan đến khách quan, dễ dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt, điển hình như:
- Mật độ nuôi tôm quá dày: Mật độ tôm trong ao nuôi cao sẽ dẫn đến tình trạng “tranh oxy”, từ đó dẫn đến thiếu hụt oxy.
- Áp suất khí quyển thấp: Ao tôm quá sâu không có gió lưu thông hoặc vào mùa hè trước khi trời mưa, áp suất khô khí giảm khiến lượng DO thấp. Hoặc mưa giông nhiệt độ tầng đáy cao làm chất mùn bã hữu cơ đảo lên phân huỷ tiêu hao oxy.
- Thời tiết: Vào những ngày trời nắng, hoạt động của tảo và các phiêu sinh vật quang tổng hợp mạnh mẽ, lượng oxy hòa tan trong nước dồi dào. Ngược lại khi thời tiết xấu, không có ánh nắng, thay đổi đột ngột thì hàm lượng DO dễ bị thiếu hụt.
- Thức ăn dư thừa nhiều, tảo phát triển: Kết hợp cùng bùn, chất thải ảnh hưởng đến chất lượng nước, xuất hiện tảo, khiến tôm thiếu oxy.
- Khí độc cao: Môi trường nước ô nhiễm, khí độc tích tụ làm giảm lượng oxy trong nước, tôm dễ mắc bệnh.
- Lạm dụng hoá chất: Lạm dụng hóa chất xử lý ao khiến thực vật thuỷ sinh chết nhiều, gây thiếu oxy trong nước.
Bà con cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra nồng độ DO trong nước hàng ngày để có biện pháp cải thiện kịp thời, tránh tôm thiếu hụt oxy.
Cách duy trì nồng độ oxy hòa tan ổn định trong quá trình nuôi tôm
Bên cạnh tuân thủ mật độ tôm nuôi, kiểm soát lượng thức ăn cho tôm, quản lý môi trường ao nuôi thì đồng thời bà con nên áp dụng một số cách sau để chủ động duy trì nồng độ oxy hòa tan trong nước ổn định:
Dùng quạt nước, máy sục khí
Sử dụng quạt nước trong nuôi tôm mang đến lợi ích, trong số đó lợi ích hàng đầu là tạo dòng chảy, cung cấp oxy, giải phóng khí độc trong ao, nhất là trong nuôi tôm thâm canh, mật độ lớn nhu cầu oxy cao. Vị trí đặt quạt cách bờ 1.2m, số lượng quạt phụ thuộc vào mật độ và diện tích ao. Vào những ngày nhiệt độ cao, thời tiết oi hay mưa lớn, gió mạnh cần tăng cường chạy máy quạt.
Số lượng quạt trong nuôi tôm thẻ chân trắng:
Diện tích ao (m2) | Mật độ (con/m2) | Số lượng dàn cánh quạt |
2.000-3.500 | 15-20 | 3 dàn (10 cánh quạt/dàn) |
20-30 | 4 dàn (10 cánh quạt/dàn) | |
3.500-5.000 | 15-20 | 6 dàn (10 cánh quạt/dàn) |
20-30 | 8 dàn (10 cánh quạt/dàn) |
Dùng viên oxy, oxy già…
Trường hợp tôm đang thiếu oxy nghiêm trọng, khí độc tích tụ nhiều, hệ thống quạt nước hay sục khí bị sự cố hoặc mất điện đột ngột, bà con có thể sử dụng viên oxy. Trường hợp sử dụng sục khí và quạt nước bà con có thể kết hợp oxy già để tăng cường hiệu quả. Liều lượng sử dụng tuỳ vào diện tích và mật độ ao tôm.
Biogency giới thiệu cho bà con tham khảo một số liều lượng được khuyến cáo với từng công dụng như sau:
- Cấp oxy cho tôm: 1kg/1000m3 nước ao.
- Chống stress lúc thả giống và lúc mất tảo trong ao: 1kg/ 1500 – 2000m3 nước ao.
- Cắt tảo độc và diệt khuẩn cho ao: 2 – 3kg/1000m3 nước ao.
Kiểm soát tảo độc trong ao tôm
Trong ao tôm, nếu tảo phát triển quá mức, đặc biệt là tảo độc, chúng sẽ lấy đi oxy trong nước, đồng thời tiết độc gây hoại tử gan tôm, ảnh hưởng chất lượng nước ao. Do đó, kiểm soát tảo độc đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bà con có thể áp dụng các biện pháp sau để kiểm soát tảo trong ao tôm:
- Kéo, vớt tảo ra khỏi ao.
- Tăng cường sục khí.
- Tính toán lượng thức ăn phù hợp.
- Kết hợp nuôi cá rô phi với tôm.
- Sử dụng men vi sinh.
Bổ sung men vi sinh làm sạch ao nuôi
Đây là cách đơn giản, hiệu quả và an toàn để bà con có thể chủ động kiểm soát môi trường ao nuôi, hạn chế tình trạng thiếu hụt oxy trong nước. Theo đó, vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất bài tiết, thức ăn thừa, ức chế các vi sinh vật gây bệnh, giảm hình thành khí độc, tạo môi trường thuận lợi để tôm phát triển khoẻ mạnh.
Bà con có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh làm sạch ao nuôi đình đám Microbe-Lift AQUA C. Sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất bởi Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc., (USA)). Vi sinh sử dụng được phân lập, nuôi cấy ở dạng lỏng hoạt động gấp 5-10 lần vi sinh thường, mang hiệu quả tối ưu và nhanh chóng.
Cách dùng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C vô cùng đơn giản, liều lượng sử dụng bà con chỉ cần tuân theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
Nếu có bất cứ băn khoăn nào về giải pháp tăng cường oxy hòa tan trong nước cũng như sản phẩm men vi sinh, bà con vui lòng liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu, cách điều trị và phương pháp ngăn ngừa tôm nhiễm khí độc
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh