“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là kinh nghiệm làm nông được lưu truyền lại cho con cháu. Khi sản xuất nông nghiệp ngày càng tiến bộ hơn thì vẫn cho thấy thứ tự quan trọng của các yêu tố trên không có nhiều thay đổi. Đặc biệt là phân bón nông nghiệp trong quá trình canh tác.
Các nội dung chính
Từ ngàn xưa, ông bà ta tự làm ra phân bón để canh tác nông nghiệp. Đó là việc tận dụng những chất thải, phụ phẩm nông nghiệp ủ thành phân bón cho cây trồng.
Ngày nay, việc cach tác nông nghiệp có nhiều thay đổi lớn trước sức ép từ thị trường và quá trình đô thị hóa ngày càng tăng. Người nông dân phải sản xuất nhiều hơn trên cùng diện tích, tần suất canh tác dày đặc hơn,… Để làm ra nhiều nông sản cung ứng cho nhu cầu thị trường. Do đó, bà con nông dân đã tìm đến giải pháp sử dụng phân bón hóa học để canh tác được nhiều và nhanh hơn.
Phân bón hóa học có tính tiện lợi và hiệu quả nhanh nên được lạm dụng sử dụng thường xuyên và phụ thuộc trong suốt quá trình canh tác. Lượng phân bón hóa học được đưa vào đất nhiều tới mức cây trồng sử dụng không hết dẫn đến phát sinh dịch bệnh, nông dân phải đầu tư thêm chi phí cho thuốc BVTV.
Hơn nữa, phân bón hóa học dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác nhanh thoái hóa hơn. Tình trạng sa mạc hóa diễn ra nhanh hơn. Mặt khác, nitrat tồn dư trong nông sản là kết quả của việc lạm dụng phân hóa học. Là nguyên nhân gây ung thư cho tiêu dùng.
>>> Xem thêm: 3 cách ủ phân Compost từ rác thải bằng men vi sinh Microbe-Lift IND
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa “ Mỗi năm, Việt Nam bón 12 triệu tấn phân hóa học vào đất. Với hơn 10.000 chủng loại phân bón hóa học khác nhau, một con số vô cùng khủng khiếp. Những con số này đang tiếp tục tăng dần theo thời gian”.
Thực tế trên cho thấy vì sao nông sản mất giá, khó xuất khẩu. Dịch hại nhiều hơn nên chi phí đầu tư của nhà nông tăng cao. Cùng với đó là tỷ lệ người bị ung thư ngày tăng nhanh trong những năm gần đây.
Chúng ta – những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Những người tham gia vào chuỗi sản xuất hoặc cung ứng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Hãy có trách nhiệm hơn với nông nghiệp Việt Nam. Với cộng đồng, với môi trường, với bản thân chúng ta và cả thế hệ tương lai.
Hãy bắt đầu sử dụng vi sinh sạch để sản xuất nông sản sạch!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh