Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong 2024

Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong 2024

Phát thải khí nhà kính đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam trong năm 2024 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Trước thực trạng này, việc nhìn nhận và đánh giá chính xác mức độ phát thải khí tại Việt Nam là điều cần thiết để xây dựng những giải pháp giảm thiểu hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, BIOGENCY sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Phát thải khí nhà kính là gì?

Phát thải là hoạt động đưa vào môi trường các chất có hại, gây ô nhiễm không khí, đất, nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái. Phát thải có thể xảy ra ở nhiều dạng khác nhau, trong đó đáng chú ý là phát thải khí nhà kính.

Đây là quá trình con người hoặc tự nhiên thải vào bầu khí quyển các loại khí như hơi nước (H2O), Carbon Dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous Oxide (N2O), Ozone (O3) và các hợp chất CFC. Những khí này đều có khả năng giữ nhiệt trong khí quyển, gây ra hiệu ứng nhà kính, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Ảnh hưởng của phát thải khí nhà kính

Phát thải khí nhà kính gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và đời sống con người. Một số ảnh hưởng nghiêm trọng của phát thải nhà kính bao gồm:

  • Lượng khí nhà kính tăng cao làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên, kéo theo những biến đổi khí hậu cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão,…
  • Nhiệt độ tăng cao cũng gây ra hiện tượng băng tan tại hai cực và các vùng núi cao, dẫn đến mực nước biển dâng lên, có thể đạt tới 1,5m, đe dọa trực tiếp đến các vùng ven biển và vùng đất thấp.
  • Con người phải đối mặt với thiên tai, mất mùa và những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
  • Hệ sinh vật cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cây trồng, vật nuôi giảm năng suất và chất lượng, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp và chăn nuôi.
Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong 2024
Phát thải khí nhà kính gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.

Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong 2024

Trong năm 2024, thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam tiếp tục gia tăng đáng kể do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Các ngành kinh tế trọng điểm như năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp là những nguồn phát thải lớn nhất.

Đặc biệt, việc sử dụng than đá trong sản xuất điện và nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vẫn chiếm tỷ trọng cao, góp phần làm tăng lượng khí CO2 thải ra môi trường. Ngoài ra, tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và sản xuất nông nghiệp chưa bền vững cũng là nguyên nhân chính làm phát sinh khí CH4 và N2O, những loại khí nhà kính có mức độ gây hại lớn hơn nhiều lần so với CO2.

Mặc dù Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhưng với thực trạng hiện tại, mục tiêu này vẫn là một thách thức lớn đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cấp, ngành và toàn xã hội.

Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong 2024
Phát thải khí nhà kính tại Việt Nam tiếp tục gia tăng đáng kể.

Triển khai biện pháp giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

Trước thực trạng phát thải khí nhà kính ngày càng gia tăng, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm giảm phát thải trên các lĩnh vực trọng điểm. Dưới đây là những cách giảm phát thải khí nhà kính có thể áp dụng:

Giảm phát thải trong sử dụng và cung cấp năng lượng

Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng như: sử dụng điều hòa nhiệt độ và thiết bị lạnh hiệu suất cao trong dịch vụ thương mại và gia đình, đèn chiếu sáng tiết kiệm điện,…

  • Về vấn đề cung cấp năng lượng:

Việt Nam tập trung phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, nhiệt điện sinh khối, điện rác, điện khí sinh học… Song song đó là việc áp dụng công nghệ tua-bin khí hỗn hợp dùng LNG và công nghệ nhiệt điện cực siêu tới hạn nhằm nâng cao hiệu suất, giảm lượng khí thải ra môi trường.

  • Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển mô hình nông nghiệp thông minh, áp dụng các giải pháp quản lý cây trồng tổng hợp, kỹ thuật tưới khô ướt xen kẽ, rút nước giữa vụ trong canh tác lúa để giảm khí Methane (CH4).

Ngoài ra, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây cạn hoặc kết hợp nuôi tôm, phát triển nông nghiệp hữu cơ, sử dụng phân bón hữu cơ và cải thiện khẩu phần ăn cho gia súc nhai lại.

  • Trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất (LULUCF):

Việt Nam tăng cường bảo vệ và phục hồi diện tích rừng tự nhiên, ưu tiên các điểm nóng về suy thoái rừng, đồng thời phát triển rừng trồng gỗ lớn, nâng cao chất lượng rừng và trữ lượng carbon.

Quản lý chất thải và ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp

Việt Nam tập trung vào giảm phát sinh chất thải rắn, phát triển công nghệ tái chế, thu hồi khí Methane từ bãi chôn lấp, xử lý nước thải có thu hồi khí Methane phát điện.

Trong công nghiệp, các biện pháp như sử dụng phụ gia khoáng thay thế clinker, cải tiến công nghệ BOF trong ngành hóa chất, giảm phát thải N2O trong ngành thép, sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu và thu hồi, tiêu hủy các chất HFCs cũng được áp dụng rộng rãi.

Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong 2024
Tại Việt Nam, bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp giảm phát thải khí nhà kính.

Phát thải khí nhà kính tại Việt Nam vẫn đang là một thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, khí hậu và đời sống của con người. Trước thực trạng đó, việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm phát thải trên nhiều lĩnh vực là nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ BIOGENCY qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhé!

>>> Xem thêm: Giảm phát thải trong chăn nuôi, mục tiêu hướng đến chăn nuôi xanh

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký