Methane là gì? Khí Methane sinh ra từ quá trình nào?

Methane là gì? Khí Methane sinh ra từ quá trình nào?

Metan hay Methane không còn xa lạ trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên Methane là gì? Chúng được sinh ra từ quá trình nào, có đặc điểm gì thì không phải ai cũng nắm đúng và nắm rõ. Bài viết này, hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về chất này.

Methane là gì? Đặc điểm và tính chất của Methane

Methane là một hidrocacbon của dãy đồng đẳng Ankan, có thành phần đơn giản nhất gồm Carbon và Hydro, có kí hiệu hoá học là CH4.

Methane là gì? Khí Methane sinh ra từ quá trình nào?
Công thức hóa học của Methane. 

Methane có sẵn trong tự nhiên ở dạng khí, điển hình chúng là thành phần chính của dầu mỏ, nguồn năng lượng tốt để làm nhiên liệu. Ngoài ra, trong tự nhiên khí Metan tồn tại khá nhiều ở bùn ao, đầm lầy, hầm biogas,.. Do đó bên cạnh tên gọi khí Metan, Methane còn được gọi là khí bùn ao, khí đầm lầy.

Đặc điểm và tính chất vật lý của khí Methane:

  • Là chất khí không màu, không mùi, không vị ở nhiệt độ và áp suất phòng tiêu chuẩn
  • Rất dễ bắt cháy,  tạo lửa màu xanh.
  • Không có tính dẫn điện.
  • Không có khả năng hòa tan trong dung môi phân cực, chỉ tan trong dung môi không phân cực.
  • Khí Metan tuy không độc nhưng tích tụ quá nhiều sẽ gây ngạt thở, đồng thời còn có khả năng gây nhiễm độc khí CO.
  • Trộn khí CH4 với các hóa chất khác dễ gây nổ. Ở nồng độ cao, khí metan có thể gây chết người và phát nổ.
  • Khối lượng riêng là 0.717 kg/m3; hóa lỏng khi ở −162 °C và hóa rắn ở −183 °C; điểm bốc cháy là 537 °C.

Khí Methane sinh ra từ quá trình nào?

Methane là gì ở trên đã giải đáp. Vậy khí Metan sinh ra từ đâu? Thực tế khí Metan có nhiều trong tự nhiên, như trong các hang động đá, giếng sâu,….chúng cũng có trong không khí trên Trái Đất nhưng không đáng kể. Phần lớn, khí metan được sinh ra từ nhiều nguồn, quá trình khác nhau. Chủ yếu có thể kể đến gồm:

Quá trình phân huỷ kỵ khí

Khí Metan sinh ra trong sự phân huỷ kỵ khí ở các vùng ngập nước như đồng ruộng, ao hồ, đầm lầy, trầm tích dưới đáy biển,…  Cũng có thể xuất hiện dưới hầm cầu vì sự lên men yếm khí. Quá trình lên men ấy sinh ra khí Metan (CH4), Amoniac (NH3), Cacbonic (CO2), Hidro Sunfua (H2S), Lưu huỳnh Đioxit (SO2)…

Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, chưng cất than đá

Khí metan xuất hiện trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng cũng có thể coi là một ví dụ. Tuy nhiên, phần lớn metan được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá, sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy công nghiệp, cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và vận hành máy điều hòa không khí, cùng nhiều ứng dụng khác.

Bãi chôn lấp, chất thải từ nhà ở và doanh nghiệp

Theo các nghiên cứu, hiện nay các bãi rác đang thải nhiều khí Methane độc hại hơn so với tính toán trước đây của giới khoa học. Chất thải hữu cơ như thực phẩm, gỗ hoặc giấy khi bị phân hủy sẽ phát thải khí Methane vào không khí.

Chất thải từ chăn nuôi

Một trong những nguồn khí Metan được thải ra chủ yếu từ hoạt động chăn nuôi gia súc, lớn nhất từ các loài nhai lại như bò, dê, cừu,… Vì trong quá trình nhai lại, xuất trong dạ dày của chúng sẽ sản sinh ra khí Metan từ sự phân huỷ yếm khí, sau đó được thải ra ngoài.

Hầm Biogas – Giải pháp tận dụng khí methane làm chất đốt hiệu quả

Metan là một loại khí nhà kính mạnh, gây ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu bằng cách đi vào khí quyển góp phần làm tăng sự nóng lên của Trái Đất. Có nhiều phương pháp để giảm phát thải khí Metan ra môi trường. Trong đó, hầm Biogas là mô hình đang rất được ưa chuộng ở các trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến lớn, thậm chí là áp dụng ngay ở quy mô hộ gia đình.

Cụ thể, hầm Biogas là nơi chứa phân, nước thải của gia súc. Quá trình phân giải các chất thải hữu cơ trong môi trường kỵ khí sẽ sinh ra hỗn hợp khí Biogas, trong đó: Metan chiếm đến 60%,30% là CO2, còn lại là các khí khác N2, H2S, O2, CO,…

Lượng khí Biogas thu được sẽ được sử dụng làm năng lượng sạch để làm khí đốt hay điện năng sử dụng trong các hoạt động hàng ngày. Vừa mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí điện năng vừa giảm tác hại đến môi trường.

Methane là gì? Khí Methane sinh ra từ quá trình nào?
Mô hình hầm Biogas.

Tăng đến 50% khí Biogas bằng men vi sinh Microbe-Lift Biogas

Microbe-Lift Biogas là men vi sinh đã được Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ phát triển bằng cách sử dụng các chủng vi sinh vật kỵ khí chuyên biệt cho quá trình phân hủy hữu cơ tại hầm Biogas.

Methane là gì? Khí Methane sinh ra từ quá trình nào?
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS.

Men vi sinh không chỉ giúp tạo khí nhanh, tăng lượng khí Biogas từ 30 – 50%. Đồng thời còn giảm nồng độ H2S sinh ra, giảm mùi hôi cũng như lượng bùn thải, nồng độ BOD, COD, TSS trong 4-8 tuần. Điều này vừa tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân công nạo vét hầm vừa hỗ trợ đáng kể cho công đoạn xử lý nước thải sau đó.

Microbe-Lift Biogas được đánh giá là giải pháp hoàn hảo cho hầm Biogas, bạn đồng hành tin cậy của các trang trại cũng như đơn vị xử lý chất thải. Sản phẩm có thể ứng dụng cho cả 3 loại hầm Biogas thông dụng hiện nay:

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc khí Methane là gì, nguồn gốc sinh ra cũng như các ứng dụng và giải pháp tận dụng khí Metan hiệu quả trong mô hình hầm Biogas.

Nếu quan tâm đến các phương án nhằm tăng hiệu quả sinh khí của hầm Biogas, vui lòng liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân vì sao hầm Biogas không có ga? Cách khắc phục

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký