Xử lý màu nước thải dệt nhuộm có nhiều phương pháp, tuy nhiên với đặc trưng độ màu cao mức độ hiệu quả của mỗi phương pháp là khác nhau. Cùng Biogency điểm mặt ưu nhược điểm của các phương pháp khử màu phổ biến hiện nay.
Các nội dung chính
Vì sao cần xử lý màu nước thải dệt nhuộm?
Xử lý màu nước thải dệt nhuộm là bước loại bỏ màu và các tạp chất ra khỏi nước thải. Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi màu sắc và độ đục là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước. Hơn nữa, độ màu của nước thải ngành dệt nhuộm rất cao, do quá trình sản xuất, gia công hàng may mặc khá nhiều công đoạn, sử dụng lượng lớn thuốc nhuộm, hóa chất,… Dư lượng thuốc nhuộm trong nước gây màu cho nguồn tiếp nhận.
Nếu không xử lý, các hợp chất này sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, dẫn đến sự phát triển của tảo và các sinh vật gây hại khác. Chưa kể, các chất độc nặng như sunfit kim loại nặng, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính đối với người và động vật.
5 phương pháp xử lý màu nước thải dệt nhuộm hiện nay
Có nhiều phương pháp xử lý màu nước thải dệt nhuộm, từ hoá lý đến sinh học, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tuỳ vào đặc điểm của từng hệ thống, tính chất và mức độ ô nhiễm của nước thải, mỗi đơn vị sẽ có lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến nhất hiện nay:
Xử lý màu nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ
Sử dụng hóa chất keo tụ tạo bông là phương pháp phổ biến để xử lý màu nước thải hiện nay vì chi phí thấp. Hoá chất sử dụng điển hình là PAC, Aluminium chloride,… chúng có vai trò phá vỡ các liên kết màu, tách chất ô nhiễm, hạt rắn lơ lửng trong nước, tập hợp chúng kết dính lại tạo thành các cụm hạt lớn và lắng xuống bể, phần trên là màu nước trong.
Nhược điểm của chất keo tụ nhôm và sắt là tạo ra khối lượng bông cặn giàu kim loại, có thể làm tăng chi phí đáng kể cho việc xử lý. Mặt khác cách này có thể làm thay đổi độ pH, đòi hỏi đơn vị vận hành hệ thống phải kiểm soát độ pH cho quá trình đông tụ diễn ra sau đó.
Xử lý màu nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là phương pháp sử dụng các vật liệu mà bề mặt của chúng có nhiều lỗ trống để các chất hữu cơ bám dính vào, điển hình như than hoạt tính, zeolit, alumin hoạt tính,…. Thời gian tiếp xúc giữa nước thải và than hoạt tính càng lâu thì hiệu quả hấp phụ và khử màu càng tốt. Phương pháp này phù hợp với các nhà máy xử lý công suất nhỏ.
Xử lý màu nước thải dệt nhuộm bằng màng lọc
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc thẩm thấu, theo đó, nước thải sẽ được dẫn qua màng lọc, màng lọc này có kích thước các lỗ siêu nhỏ, chỉ đủ để phân tử nước lọt qua, còn các chất ô nhiễm, tạp chất sẽ được giữa lại. So với các phương pháp khác, màng lọc dễ thay thế và tích hợp nhiều chức năng như keo tụ, lọc, hấp phụ, nén hoặc chưng cất.
Xử lý màu nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học khử màu dựa trên cơ chế phân huỷ của vi sinh vật. Phương pháp này được đánh giá cao vì vừa hiệu quả lại đảm bảo an toàn, chi phí thấp. Tuy nhiên vì nước thải dệt nhuộm có nhiệt độ khá cao, do đó khi áp dụng phương pháp vi sinh đòi hỏi phải thêm bước hạ nhiệt trước đó để nhiệt độ nước thải ở ngưỡng cho phép.
Với phương pháp vi sinh hoàn toàn có thể bổ sung thêm vi sinh để tăng tốc độ xử lý, tăng hiệu suất khử màu. Trong đó chuyên gia khuyên dùng men vi sinh Microbe-Lift IND. Đây là sản phẩm men vi sinh chứa các chủng vi sinh hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thông thường. Nhờ đó sẽ đẩy nhanh hiệu quả phân huỷ, rút ngắn thời gian xử lý. Mặt khác, Microbe-Lift IND còn có tác dụng giảm BOD, COD, TSS, giảm mùi hồi và bùn thải hiệu quả. Khi tải trọng nước thải tăng đột ngột cũng không lo lắng vi sinh vật sẽ bị chết.
Xử lý màu nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa
Phương pháp sử dụng H202 và chất xúc tác Fe2+, tạo ra các gốc OH tự do có tính oxy hoá mạnh, thúc đẩy quá trình phân hoá các chất hữu cơ có trong nước thải. Với phương pháp này hiệu suất của phản ứng phụ thuộc vào độ pH, do đó chỉ phù hợp với nước thải có tính axit cao. Với nước thải có độ pH cao dễ dẫn đến hiện tượng phân huỷ H202 và làm kết tủa Fe(OH)3.
Để được tư vấn chi tiết về phương pháp xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm nói riêng và màu nước nói chung bằng sinh học, hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
>>> Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh