Phuong phap xu ly nuoc thai giay bot giay hieu qua 01

Phương pháp xử lý nước thải giấy, bột giấy hiệu quả

Xử lý nước thải giấy, bột giấy như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu không phải là vấn đề đơn giản. Bên cạnh xây dựng hệ thống đạt chuẩn, đơn vị vận hành cần nắm được phương pháp áp dụng phù hợp nhằm xử lý nhanh chóng nước thải đáp ứng tiêu xả thải theo đúng quy định.

Phuong phap xu ly nuoc thai giay bot giay hieu qua 01

Thành phần, đặc trưng và quy chuẩn xử lý nước thải giấy

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy là vấn đề ô nhiễm đáng báo động từ nguồn nước thải trong quá trình sản xuất. Tùy vào mục đích sử dụng mà sản phẩm giấy cũng đa dạng từ giấy in báo, giấy in, giấy màu, giấy vệ sinh, giấy bao bì, vàng mã, khăn giấy… Tương ứng với đó thành phần nước thải giấy cũng sẽ vô cùng phong phú.

Vì làm từ các xơ sợi thực vật như gỗ, tre, nứa, rơm, bã mía… nên nước thải sản xuất giấy có điểm đặc biệt là hàm lượng Cellulose cao. Mặt khác tương ứng với các dòng thải khác nhau từ các quá trình, khâu sản xuất, nước thải giấy sẽ có thêm các thành phần khác nhau. Thành phần nước thải giấy cụ thể như:

  • Chất hữu cơ hòa tan: Dòng thải rửa nguyên liệu nguyên liệu gồm các chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây… Dòng thải quá trình nấu, rửa sau nấu cũng chứa phần lớn chất hữu cơ hòa tan, các chất nấu, xơ sợi. Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ là 70:30
  • BOD5, COD cao: Dòng thải từ công đoạn tẩy của nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học, bán hóa chứa lượng lớn chất hữu cơ, lignin hòa tan… 
  • Chất lơ lửng: Dòng thải từ quá trình nghiền bột, xeo giấy chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng, các chất phụ gia. Dòng thải từ khâu rửa thiết bị, rửa sàn chứa hàm lượng chất lơ lửng, chất rơi vãi cao.
  • Nhiều chất khác: Chất tẩy trắng, chất oxy hóa, phụ gia phẩm màu, cao lanh… cũng cần phải quan tâm trong xử lý nước thải giấy.

Như vậy, về cơ bản nước thải nhà máy sản xuất giấy sẽ có đặc điểm là màu đen, mùi, bọt. Các đặc trưng là cặn lơ lửng cao, COD, BOD ở mức cao cần được xử lý. Dựa vào thành phần, tính chất nước thải giấy, BTNMT đưa ra quy chuẩn nước thải công nghiệp giấy, bột giấy QCVN 12 MT:2015/BTNMT

Phương pháp xử lý nước thải giấy

Xử lý nước thải giấy không phải là vấn đề đơn giản. Bởi nước thải giấy được đánh giá là một trong số những loại nước thải rất khó để xử lý, lượng Cellulose cao cần một quy trình xử lý bài bản, đòi hỏi công nghệ cao và khá tốn kém. 

quy trinh xu ly nuoc thai giay

Quy trình xử lý nước thải giấy 

Vì khó xử lý nên hệ thống xử lý nước thải giấy cần được chia thành nhiều khâu với nhiều phương pháp:

thanh pphan nuoc thai giay

Khâu tiền xử lý

Nước thải từ hệ thống cống chung sẽ đi vào song chắn rác cố định để tách loại rác, tách cặn, chất nổi.

Xử lý cơ học

Gồm 2 bước trung hòa và keo tụ tách cặn. Vì quá trình sản xuất giấy có sử dụng xút, chất tẩy rửa, tẩy mực in, đánh màu và nhiều hóa chất làm pH thay đổi lớn. Do đó cần có khâu Trung hòa nhằm mục đích kiểm soát nước thải và cân bằng độ pH đảm bảo các khâu xử lý hóa sinh học phía sau được diễn ra suôn sẻ. Sau khi độ pH ổn định thì nước thải sẽ được trộn với hóa chất keo tụ nhằm kết dính các cặn lơ lửng trong nước thành bông có kích thước lớn. Lúc này sẽ áp dụng công nghệ tách cặn để có được loại hóa chất keo tụ phù hợp. Để tách các bông cặn keo tụ có thể chọn 2 phương pháp sau:

  • Phương pháp lắng trọng lực: Sử dụng bể lắng truyền thống để tách cặn. Phần cặn nặng được kéo xuống đáy bể và hố thu gom nhờ trọng lực. Phần nước sẽ đi lên và thu hồi bởi các máng thu rồi đưa sang các công trình tiếp theo.
  • Phương pháp tuyển nổi: Phương pháp này tách các bông cặn trong nước nhờ tạo ra các bọt khí với kích thước siêu nhỏ. Các bọt khí sẽ kết hợp với bông cặn thành 1 hệ khối có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Chúng nổi trên mặt nước và được thu gom tách loại ra khỏi nước. Phần nước trong sẽ sử dụng phương pháp lắng lại để thu ở phần dưới đáy hoặc giữa đưa sang các công trình tiếp theo.

Xử lý sinh học

Thành phần nước thải giấy có đặc trưng BOD5, COD, TSS rất lớn vượt qua tiêu chuẩn quy định hàng chục đến hàng trăm lần. Chính vì vậy phương pháp sinh học được đánh giá cao về việc mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên chỉ số dinh dưỡng khá thấp nên quá trình xử lý sinh học cần được bổ sung dinh dưỡng. Quá trình xử lý sinh học diên xra 2 khâu gồm:

Xử lý sinh học xử lý nước thải giấy hiệu quả
  • Xử lý yếm khí: Quá trình này nhằm xử lý BOD, COD trong nước. Đặc trưng của quá trình yếm khí là thời gian lưu nước lớn, kích thước công trình xử lý tăng lên và cần đảm bảo điều kiện ổn định về nhiệt độ nước thải.
  • Xử lý hiếu khí (bùn hoạt tính): Nhằm đưa các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ về mức cho phép bằng cách sử dụng vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ từ đó giảm nồng độ hữu cơ trong nước. Điều kiện của quá trình này là Oxy cần được cấp liên tục để vi sinh vật hoạt động ổn định. 

Khâu kết thúc: Đây là khâu làm sạch cuối cùng nhằm đảm bảo các chỉ tiêu quy định trước khi xả thải. Các khâu gồm lắng thứ cấp và khử trùng. Ngoài ra tùy vào mức độ xử lý yêu cầu mà có thể bổ sung thêm công trình làm sạch khác như bể lọc cát, than hoạt tính… Tuy nhiên chi phí sẽ gia tăng hơn nhiều.

Làm thế nào để tăng hiệu suất xử lý nước thải giấy, bột giấy hiệu quả?

Như vậy với quy trình xử lý nước thải ở trên, muốn hiệu quả cần kết hợp nhiều khâu. Trong đó quan trọng nhất vẫn là khâu xử lý sinh học. Bởi mục đích cuối cùng là loại bỏ các chất hữu cơ, các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS….

tăng hiệu suất xử lý nước thải giấy, bột giấy hiệu quả

Để tăng hiệu suất xử lý sinh học thì hệ thống cần bổ sung men vi sinh chứa các chủng vi sinh có khả năng hoạt động mạnh, thích nghi tốt, đẩy nhanh tiến độ phân hủy sinh học của toàn hệ thống. Dòng sản phẩm đang rất được ưa chuộng là IND của hãng men vi sinh Microbe-Lift đến từ Hoa Kỳ.

Microbe-Lift IND là sản phẩm men vi sinh tích hợp đến 13 chủng vi sinh hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường, dạng lỏng nên kích hoạt cực nhanh, áp dụng công nghệ độc quyền thích nghi tốt nhiều môi trường, hiệu quả chỉ sau 2-4 tuần sử dụng…  Do đó sẽ giúp hệ thống xử lý nước thải tăng cường hiệu suất phân hủy sinh học, đáp ứng nhanh tiêu chuẩn xả thải theo đúng quy định.

Hiện tại Microbe-Lift IND đang là dòng sản phẩm cốt lõi trong sản phẩm vi sinh xử lý môi trường được phân phối độc quyền tại Biogency. Lựa chọn Biogency doanh nghiệp của bạn không chỉ nhận được sản phẩm chất lượng mà còn được hỗ trợ tư vấn miễn phí giải pháp xử lý cho từng vấn đề nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tốt hơn.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký