[QCVN 63:2017/BTNMT] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn

[QCVN 63:2017/BTNMT] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn

Quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam ban hành để đưa ra các thông số áp dụng cho nước thải chế biến tinh bột sắn. Vậy những thông số cụ thể như thế nào? Đối tượng áp dụng của quy chuẩn này là gì? Bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của Biogency để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Vì sao cần phải áp dụng quy định xả thải đối với nước thải chế biến tinh bột sắn?

Hiện nay, Việt Nam có hơn 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn có quy mô lớn và hơn 4.000 cơ sở có quy mô vừa và nhỏ. Trung bình, mỗi cơ sở sử dụng khoảng 40m3 nước để chế biến 1 tấn sắn tươi cho các công đoạn như rửa thiết bị, làm sạch củ, ngâm, lọc bột. Lượng nước thải khổng lồ này làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nếu không được xử lý tốt.

Nước thải chế biến tinh bột sắn có nồng độ ô nhiễm cao và khó xử lý. Đặc biệt, loại nước thải này có chứa nhiều chất hữu cơ như tinh bột, xenlulozơ, protein, pectin, đường,… Bên cạnh đó, nước thải chế biến tinh bột sắn còn có một số đặc trưng khác bao gồm:

  • Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao, dao động từ 1.150 đến 2.000 mg/L.
  • Hàm lượng BOD5 dao động từ 500-1000 mg/L, COD từ 1.500-2000mg/L. Thông số này vượt quá 15-20 lần so với ngưỡng cho phép.
  • Nhiều chất dinh dưỡng có chứa nguyên tố N (Nitơ) và P (Photpho).
  • Có tính axit cao và khả năng phân hủy sinh học.
  • Chứa Cyanua (CN-) – một chất độc hại có khả năng gây ung thư cho con người.

Nếu xả trực tiếp nguồn nước thải này ra môi trường mà không qua xử lý sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó, việc áp dụng quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT là vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

[QCVN 63:2017/BTNMT] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn
Áp dụng quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT vào hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn là vô cùng cần thiết.

[QCVN 63:2017/BTNMT] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn

QCVN 63:2017/BTNMT được ban hành vào ngày 27 tháng 9 năm 2017 theo Thông tư số 31/2017/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này áp dụng riêng đối với loại nước thải chế biến tinh bột sắn.

Vì vậy, mọi tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động xả thải nước thải chế biến tinh bột sắn đều phải tuân thủ theo quy chuẩn này. Trường hợp nước thải được xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung, thì nhà sản xuất cần tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy.

[QCVN 63:2017/BTNMT] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn
QCVN 63:2017/BTNMT áp dụng riêng đối với nước thải chế biến tinh bột sắn.
Cơ sở tính toán giá trị tối đa Cmax cho phép trong nước thải chế biến tinh bột sắn được dựa trên bảng giá trị C các thông số ô nhiễm. Bạn hãy theo dõi các thông số chi tiết của bảng sau đây:

TT

Thông số

Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6 – 9 5,5 – 9
2 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
3 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
4 COD Cơ sở mới mg/l 75 200
Cơ sở đang hoạt động mg/l 100 250
5 Tổng Nitơ

(tính theo N)

Cơ sở mới mg/l 40 60
Cơ sở đang hoạt động mg/l 50 80
6 Tổng Xianua (CN) mg/l 0,07 0,1
7 Tổng Phốtpho (P) mg/l 10 20
8 Tổng Coliform MPN/CFU/100 ml 3 000 5 000

Vậy làm sao để tính toán giá trị Cmax một cách chính xác? Bạn cần phải áp dụng theo đúng công thức được đề cập trong QCVN 63:2017/BTNMT. Cụ thể, Cmax sẽ phụ thuộc vào giá trị C, hệ số Kq và hệ số Kf theo công thức sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

  • Cmax: Giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm có trong nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả thải ra nguồn tiếp nhận;
  • C: Là giá trị thực tế của thông số ô nhiễm có trong nước thải chế biến tinh bột sắn được đo lường tại thời điểm xả thải;
  • Kq: Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định trong bảng dưới đây, ứng với lưu lượng dòng chảy; dung tích của hồ, ao, đầm và mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
Lưu lượng dòng chảy tại nguồn tiếp nhận nước thải (Q)

Đơn vị: mét khối/giây (m3/s)

Hệ số Kq
Q ≤ 50 0,9
50 < Q ≤ 200 1
200 < Q ≤ 500 1,1
Q > 500 1,2
  • Kf: Hệ số lưu lượng nguồn thải quy định trong bảng dưới đây:
Lưu lượng nguồn thải (F)

Đơn vị tính: mét/ngày đêm (m3/24h)

Hệ số Kf
F ≤ 50 1,2
50 < F ≤ 500 1,1
500 < F ≤ 5 000 1,0
F > 5 000 0,9

Để đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn và quy định có trong QCVN 63:2017/BTNMT, các cơ sở sản xuất nên áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng vi sinh vật. Với ưu điểm vượt trội về tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí, giải pháp này đang được áp dụng rất rộng rãi ở nước ta. Bạn có thể sử dụng một số loại men vi sinh như:

  • Microbe-Lift BIOGAS dùng để xử lý BOD, COD, TSS ở bể Biogas kỵ khí và tăng tỷ lệ khí Biogas sinh ra.
  • Microbe-Lift SA dùng để xử lý bùn và phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy trong bể Biogas.
[QCVN 63:2017/BTNMT] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA dùng trong xử lý nước thải tinh bột sắn.
Những sản phẩm này đều chứa nhiều vi sinh vật có lợi giúp thúc đẩy quá trình xử lý nước thải một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay, các sản phẩm trên đang được phân phối độc quyền tại Biogency với mức giá hấp dẫn.

Qua bài viết trên, Biogency đã cùng với bạn tìm hiểu chi tiết về quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT áp dụng cho nước thải chế biến tinh bột sắn. Qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn đã nắm bắt được các thông số quan trọng để tránh vi phạm quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn đạt chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Ứng dụng vi sinh tăng khí gas hầm Biogas nhà máy tinh bột sắn hiệu quả

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký