Để tôm phát triển khỏe mạnh có và khả năng kháng bệnh cao, bên cạnh việc tập trung kiểm soát các chỉ tiêu môi trường nước như nhiệt độ, DO, độ pH,… thì độ trong cũng là yếu tố mà bà con cần lưu ý trong quá trình chăn nuôi. Khi nước quá đục hoặc quá trong đều gây tác động bất lợi đến sức khỏe của tôm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bà con cách quản lý độ trong ao nuôi tôm tốt.
Các nội dung chính
Độ trong có ảnh hưởng như thế nào đến ao nuôi?
Tính chất, nguồn gốc
Độ trong của nước thể hiện khả năng cho phép ánh sáng xuyên qua nước. Và ngược lại, độ đục của nước thể hiện khả năng cản những tia sáng. Độ đục của ao nuôi cao do sự có mặt của các chất không hòa tan như các chất keo vô cơ (chất rửa trôi từ bờ ao khi trời mưa), phù sa từ nước cấp, vật chất hữu cơ (từ phân bón và thức ăn thừa của tôm), sự phát triển của tảo trong nước,… Tùy vào vị trí ao nuôi, nguồn nước cấp và đối tượng nuôi mà độ đục của nước sẽ khác nhau.
Tham khảo: Quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm
Những ảnh hưởng đến ao nuôi
Tuy không gây tác động trực tiếp và nhanh chóng đến tôm, nhưng nếu sống trong môi trường nước có độ đục bất ổn về lâu dài sẽ gây nguy hại đến sức khỏe và khả năng sinh trưởng của tôm.
Khi độ đục trong nước quá cao sẽ ngăn cản khả năng xuyên qua nước của ánh sáng mặt trời, do vậy ức chế sự phát triển của thực vật phù du, tảo làm giảm lượng oxy trong ao. Khi bị thiếu oxy tôm sẽ có biểu hiện nổi đầu vào sáng sớm, bơi lờ đờ,… nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến khả năng sinh trưởng của tôm giảm sút.
Bên cạnh đó, khi độ đục trong nước cao, lượng phù sa lắng tụ trên nền đáy nhiều khiến tôm gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Một lượng phù sa có thể bám vào mang tôm làm giảm khả năng hô hấp của tôm. Ngoài ra, bùn trong ao quá nhiều cũng dễ khiến mang tôm bị tắc nghẽn và gây tổn thương trực tiếp tới các mô của tôm.
Nếu nước ao nuôi tôm quá trong cũng làm giảm hiệu quả nuôi. Nước ao trong chứng tỏ nước đang bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng, các sinh vật phù du trong nước cũng kém phát triển. Do vậy, tôm sẽ không được cung cấp đủ nguồn thức ăn tự nhiên, chậm tăng trưởng. Mặt khác, khi nước ao trong còn khiến tôm có biểu hiện nhạy cảm, sợ sệt và bỏ ăn.
Cách quản lý độ trong ao nuôi tôm hiệu quả
Để kiểm soát tốt độ trong của nước bà con cần tiến hành kiểm tra thường xuyên. Có thể kiểm tra bằng các loại máy đo độ đục hoặc kiểm tra đơn giản bằng cách cho cánh tay trực tiếp xuống ao. Để nước ngập đến khuỷu tay và quan sát, nếu không nhìn thấy bàn tay là được. Độ trong thích hợp với ao nuôi là 30 – 45cm. Khi nước có độ đục tối ưu, tôm sẽ được phát triển khỏe mạnh và sinh sản tốt. Bà con có thể tham khảo mối quan hệ giữa độ trong và thực trạng ao nuôi dưới đây:
Để quản lý độ trong ao nuôi tôm tốt bà con cần chú ý trong quản lý độ đục từ nguồn nước và độ đục bên trong ao nuôi.
Quản lý độ đục từ nguồn nước
- Chọn nguồn nước cấp thích hợp
- Chứa nước đục trong ao để lắng
Quản lý độ đục bên trong ao
Khi độ đục trong nước cao, bà con có thể xử lý bằng cách thay nước cho ao nuôi. Tuy nhiên, nên lựa chọn thời điểm thích hợp để thay nước. Nên cấp nước vào lúc nước sông đang lớn và tránh cấp nước khi lũ đang về.
Khi độ đục của nước quá thấp (độ trong cao), bà con cần kết hợp kiểm tra nồng độ pH của ao. Nếu nồng độ pH thấp (pH< 7.5), bà con có thể bón vôi CaCO3 hoặc NaHCO3 với liều lượng 2 – 3kg/ 100m3 nước vào buổi tối để tăng độ pH. Đồng thời, tiến hành gây màu nước để bổ sung nguồn dinh dưỡng kịp thời, kích thích sự phát triển của tảo, tăng độ đục cho ao. Tốt nhất nên giữ nước ao có màu xanh non đọt chuối vì đây là màu đặc trưng của tảo lục – một loại tảo có lợi cho sự phát triển của tôm.
Tham khảo: Làm trong nước ao nuôi tôm
Trên đây là những chia sẻ từ Biogency về cách quản lý độ trong ao nuôi tôm tốt. Trong quá trình chăn nuôi tôm, bà con nên kiểm soát thật tốt tất cả các yếu tố nguồn nước như nhiệt độ, độ pH, quản lý DO ao nuôi tôm, độ mặn,… và cả độ trong của nước để tôm có môi trường sinh sống và phát triển tốt nhất.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh