quản lý ao tôm nước lợ mùa mưa

Các phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa

Mùa mưa kéo theo những biến động môi trường khiến cho các ao nuôi tôm nước lợ phát sinh nhiều hiện tượng ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Nếu không có cách khắc phục hợp lý, bà con có thể gặp những thiệt hại không nhỏ. Hôm nay Biogency sẽ gợi ý cho bà con một số phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa hiệu quả, bà con tham khảo áp dụng cho trang trại nuôi của mình nhé!

Ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa có đặc trưng gì?

Vào mùa mưa, thời tiết đột ngột thay đổi, môi trường sống của tôm phát sinh nhiều biến động, kéo theo đó là nguy cơ xuất hiện mầm bệnh tăng cao. Từ đó dễ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm.

Chưa kể, mưa to kéo dài khiến mực nước ao dâng lên, dễ xuất hiện tình trạng tôm tràn bờ ra ngoài, gây thất thoát cho bà con.

Cụ thể, dưới đây là một số yếu tố trong ao nuôi tôm nước lợ bị ảnh hưởng trong mùa mưa:

Các yếu tố trong ao nuôi tôm nước lợ Ảnh hưởng khi trời mưa
Độ pH Có thể giảm từ 0,3 – 1,5 và nhiều hơn nữa sau đó
Lượng oxy hòa tan Ban đầu tăng, sau đó giảm mạnh
Nhiệt độ Giảm trung bình 3 – 5 độ
Độ mặn và độ cứng Giảm tùy theo lượng nước ao
Khí độc (H2S, NH3) Có thể tăng cao sau những ngày mưa kéo dài
Độ đục Tăng cao

Nước mưa thường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường (từ 5 – 6 độ), độ pH cũng thấp (khoảng 6,5 – 6,7) vì vậy khi mưa kéo dài, ao tôm cũng sẽ bị giảm nhiệt độ và độ pH. Bên cạnh đó, nước trong ao bị pha loãng dẫn đến nồng độ ion trong nước giảm, làm độ mặn và độ cứng của nước ao cũng giảm.

Mưa kéo dài rửa trôi đất từ bờ ao, làm gia tăng lượng chất rắn lơ lửng, khiến nước ao đục hơn. Ao đục ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu vào, từ đó gây ra hiện tượng tảo tàn đột ngột.

Các yếu tố này khiến cho khí độc dễ phát sinh hơn. (Tham khảo: Các loại khí độc trong ao tôm)

gap khong it kho khan do su thay doi moi truong va thoi tiet

Đó là lý do bà con cần có phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa hiệu quả, nhằm đảm bảo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.

Phương pháp cân bằng, quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa

Để quản lý nước ao nuôi tôm nước lợ trong mùa mưa, bà con tham khảo một số phương pháp sau đây:

Tiến hành kiểm tra sau mưa

Ngay từ thời điểm đầu mùa mưa, sau những cơn mưa đầu tiên, bà con cần tiến hành kiểm tra tôm và các yếu tố môi trường sau đây:

  • Kiểm tra những biểu hiện và hoạt động của tôm: hình dạng, màu sắc, đường ruột tôm, khả năng phản xạ, lượng thức ăn thừa,…
  • Kiểm tra những yếu tố môi trường: độ pH, độ đục, độ mặn,… 

kiem tra cac yeu to moi truong ao nuoi lan tinh trang cua tom

Khi thấy dấu hiệu bất thường, cần có biện pháp xử lý ngay, không để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi.

Tránh phân tầng nhiệt độ nước

Nhiệt độ trong ao quá cao hay quá thấp đều có thể khiến tôm bị sốc, bỏ ăn, giảm sức đề kháng, từ đó chết hàng loạt.

Khi thấy mưa lớn kéo dài, bà con cần tăng cường chạy quạt nước để tránh sự phân tầng nhiệt độ trong ao, giúp nhiệt độ ổn định, đồng thời bổ sung thêm oxy trong nước.

Duy trì độ sâu ổn định

Mực nước ao nuôi tôm nước lợ cần được duy trì ổn định xuyên suốt mùa vụ, tránh để quá sâu hoặc quá cạn.

Cụ thể, mực nước tối ưu mà bà con nên duy trì là khoảng 1,2 – 1,5m.

Vào mùa mưa, mực nước tăng cao, cần tiến hành xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì độ sâu lý tưởng của ao, tránh tình trạng tràn bờ, vỡ cống và giảm độ mặn đột ngột.

Kiểm soát độ pH

Mưa kéo dài làm độ pH trong ao giảm. Bà con có thể kiểm soát độ pH trong ngưỡng cho phép (> 7,5) bằng cách:

  • Rải vôi (dạng khô) dọc theo bờ ao khi trời mưa, liều lượng: 10kg/100m2.
  • Đồng thời, hòa tan đá vôi (CaCO3) vào nước, chắt lấy nước tạt đều xuống ao sau khi trời mưa, liều lượng: 15 – 20kg/100m2. Trong quá trình này nhớ chạy quạt để trộn đều nước.

Tiến hành xử lý từ từ cho đến khi kiểm tra thấy pH nằm trong ngưỡng phù hợp.

Tham khảo: Cách tăng giảm ph ao tôm

Tránh để nước đục

Mưa xong nước ao luôn đục hơn do các chất hữu cơ, đất cát bị nước mưa cuốn trôi từ trên bờ xuống. Nếu không xử lý, khả năng quang hợp của tảo trong ao sẽ giảm, gây ra hiện tượng tảo tàn, tôm thiếu oxy,…

Phương pháp khắc phục tình trạng này là dùng thạch cao với liều lượng 30kg/1.000m2, lặp lại 2 – 3 lần. Nhớ tăng độ kiềm của ao lên trên 100 mg/l rồi mới sử dụng phương pháp này.

Khi độ đục của nước ao đã giảm, tiến hành gây màu nước bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để tạo môi trường thuận lợi cho tôm.

Men vi sinh Microbe Lift AQUA C
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C có tác dụng gây màu nước, tạo ra môi trường ổn định cho tôm.

Duy trì độ kiềm thích hợp

Tùy vào loại tôm bà con đang nuôi mà duy trì độ kiềm phù hợp:

  • Độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ chân trắng: 100 – 150 mg/l.
  • Độ kiềm thích hợp cho tôm sú: 85 – 130 mg/l.

Sau khi mưa, độ kiềm trong ao giảm, bà con dùng một trong hai cách này để tăng độ kiềm lên:

  • Ngâm Dolomite trong nước 24 tiếng rồi tạt đều xuống ao vào 8 – 10 giờ đêm (trung bình 1,655g vôi Dolomite sẽ làm cho 1 mét khối nước tăng độ kiềm lên 1mg/l). 
  • Hoặc dùng soda lạnh 20 ppm.

Bà con lưu ý, để tránh làm tôm bị sốc và giảm sức đề kháng, mỗi lần tăng độ kiềm chỉ nên tăng khoảng 10 mg/l là vừa phải.

Tham khảo: Cách tăng giảm kiềm ao tôm

Duy trì lượng tảo phù hợp

Mưa liên tục làm độ kiềm và lượng khí CO2 thay đổi nên số lượng tảo trong ao bị ảnh hưởng, xảy ra tình trạng ao bị mất tảo đột ngột, đặc biệt là các loài tảo có lợi. Tình trạng này thường gặp nhất ở những ao nuôi nằm trong vùng đất cát, nhiễm phèn.

Để khắc phục tình trạng này, bà con có thể bổ sung nước có mật độ tảo phù hợp từ ao bên cạnh, hoặc tham khảo cách gây màu nước bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C mà Biogency đã đề cập ở trên.

Quản lý thức ăn cho tôm

Sự thay đổi các yếu tố môi trường đột ngột khi mùa mưa tới thường khiến tôm bị sốc, sức ăn giảm. Vì vậy khi thấy trời sắp mưa, bà con nên chủ động giảm lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn. Đến khi mưa dứt mới bắt đầu cho tôm ăn trở lại, giảm lượng thức ăn khoảng 30 – 50% so với bình thường. 

Ngoài ra, trong mùa mưa tôm có thể bị tình trạng mềm vỏ, khó lột xác do độ kiềm giảm. Phương pháp khắc phục tối ưu:

  • Dùng Dolomite liều lượng 10 – 20kg/1.000m3 xử lý từ từ.
  • Kết hợp với việc cho tôm ăn thức ăn chất lượng cao, có thể trộn thêm các loại vitamin và khoáng chất để tôm tăng sức đề kháng. Tham khảo bổ sung men vi sinh đường ruột cho tôm – Microbe-Lift DFM. Sản phẩm chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột, giúp tôm ăn khỏe, đề kháng cao, lớn nhanh.
Men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM của Biogency
Bổ sung men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM giúp tôm tăng sức đề kháng trong mùa mưa.

Giảm thiểu khí độc trong ao

Ở một số ao nuôi, vào mùa mưa sẽ có tình trạng tôm kéo đàn do trong ao phát sinh nhiều khí độc. Nguyên nhân có thể đến từ việc ao bị nhiễm phèn, trời mưa rửa trôi phèn làm pH giảm, khí độc H2S phát sinh. Bà con có thể xử lý khí độc trong ao nuôi tôm mùa mưa theo các cách sau:

  • Tháo bỏ tầng nước đáy ao, sau đó hòa vôi tạt đều khắp ao để nâng độ pH lên.
  • Rải trực tiếp muối hạt xuống đáy ao khi trời nắng, liều lượng 10kg/1.600m2, lặp lại liên tục khoảng 2 – 3 lần.
  • Nhớ giảm lượng thức ăn cho tôm để tránh thức ăn thừa tồn đọng phát sinh khí độc, đồng thời bổ sung vitamin C, canxi, phốt pho cho tôm ăn trong 1 tuần.
  • Sử dụng men vi sinh xử lý bùn đáy ao và khí độc trong ao, đây là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh, an toàn và bền vững. Tham khảo:
    • Men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi Microbe-Lift AQUA SA giúp đẩy nhanh tốc độ phân hủy lớp bùn đáy, giảm khí độc sinh ra từ bùn đáy.
Microbe Lift AQUA SA
Bà con đừng quên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA định kỳ để xử lý bùn đáy ao, giúp hạn chế khí độc hiệu quả.
  • Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi Microbe-Lift AQUA N1 giúp giảm nồng độ khí độc H2S, NH3, NO2,… tránh hiện tượng tôm sốc, kéo đàn,…
Microbe Lift AQUA N1
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý khí độc ao nuôi hiệu quả.

Nuôi tôm trong mùa mưa sẽ gặp không ít khó khăn, bà con cần lưu ý phát hiện kịp thời khi có vấn đề xảy ra và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp để đảm bảo vụ nuôi thành công. Trên đây Biogency đã gợi ý những phương pháp mà bà con có thể áp dụng để quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa hiệu quả. Nếu bà con có nhu cầu sử dụng các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift, vui lòng liên hệ qua Hotline 0909 538 514 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Tham khảo:

  1. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỐT AO TÔM TRONG GIAI ĐOẠN MÙA MƯA VÀ CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH BỆNH COVID-19 (soctrang.gov.vn)
  2. Quản lý môi trường ao tôm nước lợ mùa mưa (camau.gov.vn)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký