qc 3

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên

Sự phát triển của ngành cao su cũng là cảnh báo ô nhiễm môi trường.

Nước thải của ngành cao su cần được xử lý trước khi thải trực tiếp ra môi trường. Vì vậy Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được ban hành.

QCVN 01-MT/2015/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên

QCVN 01-MT:2015/BTNMT. Do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên biên soạn. Sửa đổi QCVN 01:2008/BTNMT. Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt. Được ban hành theo Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 3 năm 2015. Của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2015 và thay thế cho QCVN 01:2008/BTNMT.

Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải chế biến cao su thiên nhiên. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải sơ chế cao su thiên nhiên ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này.

Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được giải thích như sau:

  1. Nước thải sơ chế cao su là nước thải công nghiệp xả ra từ nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng các quy trình sản xuất. Sơ chế mủ cao su thiên nhiên thành các thành phẩm như cao su khối, cao su tờ, cao su Crepe và Latex cô đặc làm nguyên liệu.
  2. Cơ sở mới là nhà máy, cơ sở chế biến cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất sau ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành. Bao gồm các cơ sở đang trong quá trình xây dựng và đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Cam kết bảo vệ môi trường trước ngày quy chuẩn có hiệu lực thi hành.
  3. Cơ sở đang hoạt động là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.
  4. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sông suổi, khe,rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.nuoc thai so che cao su

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời