quy chuan nuoc thai cong nghiep QCVN 402021BTNMT

Quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2021/BTNMT

QCVN 40:2021/BTNMT là bản dự thảo số 201207 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, với mục tiêu thay thế cho 11 quy chuẩn về xử lý nước thải đang được áp dụng là: QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 25:2009/BTNMT, QCVN 29:2010/BTNMT, QCVN 28:2010/BTNMT, QCVN 01-MT:2015/BTNMT, QCVN 12-MT:2015/BTNMT, QCVN 11-MT:2015/BTNMT, QCVN 13-MT:2015/BTNMT, QCVN 63:2017/BTNMT, QCVN 60-MT:2015/BTNMT, QCVN 52:2017/BTNMT.

Đối tượng áp dụng của QCVN 40:2021/BTNMT

QCVN 40:2021/BTNMT áp dụng cho những cơ sở xả nước thải công nghiệp khi xả thải ra nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nếu nước thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cần tuân thủ theo quy định về việc đấu nối và tiếp nhận của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đó.

Đối với nước thải từ hoạt động sinh hoạt và nước thải từ hoạt động chăn nuôi nhưng có nhập chung vào nước thải công nghiệp thì được quản lý như nước thải công nghiệp theo Quy chuẩn này.

Lưu ý rằng: QCVN 40:2021/BTNMT không áp dụng cho 2 trường hợp sau:

  • Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận nước thải (mà sẽ áp dụng theo Quy chuẩn riêng).
  • Nước làm mát.
01 quy chuan nuoc thai cong nghiep QCVN 402021BTNMT
QCVN 40:2021/BTNMT là bản dự thảo mới nhất của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Giới hạn xả thải theo QCVN 40:2021/BTNMT

Trong QCVN 40:2021/BTNMT, các thông số ô nhiễm được quy định về giá trị tối đa cho phép xả thải là: pH, Nhiệt độ, BOD, CODMn, TOC, SS, Tổng Nitơ (T-N), Tổng Photpho (T-P) và Coliform. Giá trị tối đa cho phép khi xả thải của các thông số ô nhiễm này được áp dụng chung cho tất cả các cơ sở xả nước thải công nghiệp, cụ thể được biểu thị qua bảng sau:

STT Thông số Đơn vị đo Lưu lượng xả thải và vùng tiếp nhận nước thải
Lưu lượng thải ≥ 1000

m3/ngày

Lưu lượng thải < 1000

m3/ngày

A B C A B C
1 pH 6-9 6-9 6-9 6-9 6-9 6-9
2 Nhiệt độ oC 40 40 40 40 40 40
3 BOD mg/L 25 30 40 30 40 50
4 CODMn mg/L 40 70 90 50 90 130
5 TOC mg/L 25 40 50 30 50 75
6 SS mg/L 30 60 80 40 80 100
7 Tổng Nitơ (T-N) mg/L 20 30 40 20 30 40
8 Tổng Photpho (T-P) mg/L 4 5 6 4 5 6
9 Coliform MPN/mL 100 3000 3000 100 3000 3000

A, B, C trong QCVN 40:2021/BTNMT là các vùng tiếp nhận nước thải và lưu lượng xả thải..

  • Vùng A (tương đương với Cột A của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải): là vùng cần được quản lý để hướng đến mục tiêu đạt chất lượng nước tương đương tiêu chuẩn Cột A của QCVN 08:2021/BTNMT hoặc duy trì chất lượng nước tương đương tiêu chuẩn này.
  • Vùng B (tương đương với Cột B của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải), là vùng cần được quản lý để hướng đến mục tiêu đạt chất lượng nước tương đương tiêu chuẩn Cột B của QCVN 08:2021/BTNMT hoặc duy trì chất lượng nước tương đương tiêu chuẩn này.
  • Vùng C (tương đương với Cột B của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải), là các vùng nước biển và nước mặt còn lại.

Chỉ tiêu nào khó xử lý trong QCVN 40:2021/BTNMT?

Tổng Nitơ (T-N) là một trong những chỉ tiêu khó xử lý hàng đầu trong nước thải, và đối với nước thải công nghiệp cũng vậy.

Tổng Nitơ được tính từ tổng của 4 dạng Nitơ khác nhau, bao gồm: Nitrat Nitơ (NO3-N), Nitrit Nitơ (NO2-N), Amoniac Nitơ (NH3-N) và Nitơ hữu cơ.

Có nhiều phương pháp để xử lý tổng Nitơ trong nước thải, ví dụ như:

  • Phương pháp xử lý hóa lý: Sử dụng tháp Tripping, trao đổi ion, hấp phụ…
  • Phương pháp xử lý hóa học: Oxi hóa Amoni, kết tủa amoni bằng MAP (Magie Amoni Photphat), điện hóa…
  • Phương pháp xử lý sinh học: Quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat, quá trình Anammox.

Trong đó, phương pháp xử lý tổng Nitơ dựa vào quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat đang cho thấy hiệu quả cao cũng như mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp vì nó giúp tiết kiệm chi phí vận hành và an toàn cho con người cũng như môi trường.

Quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat sẽ xử lý Nitơ từ Nitơ Amoni (N-NH4+) -> Nitơ Nitrit (N-NO2-) -> Nitơ Nitrat (N-NO3-) -> Khí Nitơ (N2). Trong đó, có 2 vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là:

  • Vấn đề 1: Quá trình chuyển hóa N-NH4+ sang N-NO3– không triệt để.
  • Vấn đề 2: N-NO3– không chuyển hóa hoàn toàn thành khí N2 và bay lên.

Biogency đã đưa ra giải pháp sử dụng kết hợp 2 sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND bổ sung vào bể Anoxic và bể Aerotank để giải quyết cả 2 vấn đề trên.

02 quy chuan nuoc thai cong nghiep QCVN 402021BTNMT
Giải pháp xử lý Nitơ với bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift.
  • Đối với bể Anoxic, men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi sinh vật là Nitrosomonas và Nitrobacter sẽ giúp chuyển hóa N-NH4+ sang N-NO3– nhanh, mạnh và ổn định. Đây là 2 chủng vi sinh vật được đánh giá là hiệu quả nhất để xử lý Nitơ Amoni trong nước thải đến thời điểm hiện tại.
  • Đối với bể Aerotank, men vi sinh Microbe-lift IND chứa chủng vi sinh vật Pseudomonas sẽ giúp chuyển hóa N-NO3– thành khí Nitơ hiệu quả. Đồng thời, trong sản phẩm Microbe-Lift IND còn chứa thêm 12 chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh khác có khả năng xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải đến 85%.

Liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về phương án xử lý Nitơ cũng như các chỉ tiêu khác trong nước thải công nghiệp một cách hiệu quả và tối ưu nhất.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký