Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp chuẩn

Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp chuẩn

Việc thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm. Một quy trình thiết kế ao nuôi chuẩn không chỉ giúp tối ưu hóa môi trường sống của tôm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và vận hành. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ cùng bà con tìm hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Nuôi tôm công nghiệp là gì?

Nuôi tôm công nghiệp là một phương pháp nuôi tôm trong môi trường kiểm soát nhằm tối ưu hóa hiệu suất và sản lượng tôm. Thay vì nuôi tôm trong môi trường tự nhiên như ao nuôi truyền thống, cách nuôi này sử dụng các hệ thống nuôi tôm nước ngọt như bể tròn lót bạt đáy và bao bọc xung quanh, đặt trong nhà kính. Hình thức nuôi này sẽ có 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn đầu: Tôm thả với mật độ 45 – 60 con/m2 khi bể có độ sâu 1,2m.
  • Giai đoạn sau: Tôm được nuôi và chăm sóc toàn diện với mật độ cao hơn, từ 200 – 250 con/m2 trong độ sâu của bể là 1,4m.

Nuôi tôm công nghiệp mang lại nhiều lợi ích như kiểm soát môi trường nuôi, giảm thiểu tác động của các yếu tố bên ngoài như thời tiết, bệnh dịch và thức ăn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng năng suất và chất lượng tôm, giảm thời gian nuôi và tiêu thụ nước.

Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp chuẩn
Nuôi tôm công nghiệp là một phương pháp nuôi hiện đại trong những năm qua.

Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp chuẩn với 3 bước sau

Thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp chuẩn đòi hỏi sự tỉ mỉ và khoa học trong từng giai đoạn. Để đảm bảo ao nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cao, quy trình thiết kế thường được chia thành ba bước chính:

Bước 1: Khảo sát khu vực nuôi tôm

Địa điểm là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến sự thành công của ao nuôi tôm. Việc khảo sát và chọn lựa một khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi là điều vô cùng quan trọng, giúp bà con xác định những khó khăn và thuận lợi trong quá trình nuôi tôm. Ao nuôi cần được đặt ở vị trí sau:

  • Vị trí ao nuôi tôm cần được lựa chọn sao cho thuận tiện cho việc cấp thoát nước.
  • Ao cần đặt ở vị trí bằng phẳng để dễ dàng cải tạo, giảm công sức và chi phí xây dựng, mang lại hiệu quả vận hành cao.
  • Vị trí ao cần đảm bảo thuận tiện trong việc chăm sóc, nuôi trồng và thu hoạch tôm.

Bước 2: Lựa chọn mô hình nuôi tôm

Sau khi chọn được địa điểm, bước tiếp theo là lựa chọn mô hình nuôi tôm. Hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là 2 loại phổ biến mà bà con có thể tham khảo:

  • Loại 1: Mô hình này có 1 áo lắng thô khoảng 300m2, 2 ao sẵn sàng, mỗi ao khoảng 1200m2 và 1 hệ thống xử lý. Mô hình này thích hợp để nuôi khoảng 300 con/ m2 và đảm bảo 85% tỉ lệ sống.
  • Loại 2: Mô hình loại 2 sẽ có 1 ao lắng thô 100m2, 2 ao xử lý, mỗi ao khoảng 900m2 và 1 ao sẵn sàng. Mật độ nuôi và tỉ lệ sống của mô hình này tương tự như loại 1.
Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp chuẩn
Cân nhắc để lựa chọn mô hình nuôi tôm phù hợp.

Bước 3: Đi vào thiết kế ao nuôi tôm

Cuối cùng, bà con cần thực hiện các công đoạn thiết kế ao nuôi tôm đạt chuẩn. Điều này giúp tạo nên một môi trường nuôi chất lượng và an toàn nhất cho tôm. Hệ thống ao nuôi sẽ cần có các điều kiện sau:

  • Ao cần đầy đủ các loại, bao gồm ao lắng thô, ao xử lý, ao sẵn sàng, ao ương và ao nuôi.
  • Ao ương cần thiết kế mái che nhà kính để bảo vệ tôm khỏi các tác động của thời tiết.
  • Ao nuôi nên thiết kế dạng tròn, có hệ thống xi phông tự động, hệ thống quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đầy đủ.

Giới thiệu một số dòng men vi sinh được sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp

Trong nuôi tôm công nghiệp, men vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng nước, tăng cường sức khỏe tôm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay, thị trường có nhiều dòng men vi sinh khác nhau được phát triển và sử dụng phổ biến trong ngành nuôi tôm. Dưới đây là một số loại bà con có thể tham khảo sử dụng.

  • Microbe-Lift AQUA C: Sản phẩm vi sinh dạng lỏng này có hoạt tính cao, được dùng để làm sạch nước ao nuôi. Microbe-Lift AQUA C có khả năng phân hủy chất thải và thức ăn thừa. Đồng thời, sản phẩm cũng cải thiện chất lượng nước ao nuôi, tạo môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm.
  • Microbe-Lift AQUA SA: Đây là loại men vi sinh được sử dụng để xử lý bùn đáy trong ao nuôi. Sản phẩm này chứa các chủng vi sinh vật, giúp tăng cường quá trình phân hủy bùn đáy, tăng tốc độ phân hủy các chất hữu cơ và vỏ cứng, giảm các khí độc từ bùn đáy.
  • Microbe-Lift AQUA N1: Men vi sinh này được dùng để xử lý khí độc trong ao nuôi. Sản phẩm giúp ngăn chặn và xử lý khí độc trong ao, hồ nuôi tôm hiệu quả.
  • Microbe-Lift DFM: Microbe-Lift DFM là một loại men cung cấp hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của tôm. Microbe-Lift DFM được sử dụng để phòng ngừa bệnh phân trắng, cung cấp 4 loại vi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa là Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis.
  • Xem ngay: Áp dụng vi sinh vào nuôi tôm công nghiệp

Những loại men vi sinh trên đều có tác dụng đa dạng và đáng tin cậy trong ngành nuôi tôm công nghiệp.

Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp chuẩn
Sử dụng men vi sinh giúp tăng cường hiệu quả nuôi tôm.

Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp đúng chuẩn là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự thành công và bền vững trong nuôi tôm. Việc đầu tư vào quy trình này không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhé!

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp vụ đông thành công

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký