Bùn phốt nếu không được xử lý kỹ càng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống khử thải của nhà máy/xí nghiệp. Vậy quy trình xử lý bùn thải đạt chuẩn như thế nào mới đạt chuẩn quy định? Nên bổ sung thêm men vi sinh vi sinh gì để gia tăng hiệu quả xử lý? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Các nội dung chính
Quy trình xử lý bùn thải đạt chuẩn
Một quy trình xử lý bùn thải đạt chuẩn khi có đầy đủ các công đoạn quan trọng dưới đây
Công đoạn ủ bùn
Bùn thải thường được nạo vét tại các hố ga, lòng cống, mương hồ, cửa xả hay bể phốt rồi dùng xe chuyên dụng chở về điểm tập kết. Sau đó xác định khối lượng chính xác bằng cân điện tử và đổ thẳng vào bể chứa để tách nước. Lưu ý rằng chiều dày bùn tối đa là 0,9 m.
Khi nào bùn khô từ 50% trở lên, hãy tiến hành ủ bùn. Các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Sử dụng xe xúc đưa bùn từ bể chứa vào thùng trộn
- Bước 2: Trộn bùn cùng một số chất thải hữu cơ và đất sét với tỉ lệ từ 10 – 20% (tùy theo trọng lượng bùn cần ủ).
- Bước 3: Trộn bùn trong thời gian 30 phút.
Mục đích
Việc làm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy nhanh chóng những chất hữu cơ chứa trong bùn thải.
Quy cách
Bùn thải thường được ủ theo luống tại các sân phơi chuyên dụng với kích thước cụ thể như sau:
- Chiều dài luống: 30 – 50m
- Chiều cao luống: 1,5m
- Đáy luống: 4m
- Đỉnh luống: 1m
Bùn thải được ủ qua 2 giai đoạn dưới đây:
- Giai đoạn ủ chính:
-
- Thời gian ủ kéo dài 8 tuần.
- Nhiệt độ bãi ủ: 50 – 600 độ C
- Độ pH: 5 – 9
- Độ ẩm: 55%
- Thỉnh thoảng tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho luống, giúp các vi sinh vật hoạt động tốt hơn
- Dùng máy đảo tạo độ tơi xốp cho luống: 1 tuần/lần trong 14 ngày đầu tiên, 2 tuần/lần đối với 42 ngày còn lại.
- Đảm bảo lượng oxy cho các luống ủ.
- Giai đoạn ủ hậu và ủ kỹ:
-
- Thời gian ủ diễn ra trong vòng 6 tháng.
- Nhiệt độ bãi ủ: 50 – 600 độ C
- Độ pH: 5 – 9.
- Độ ẩm: 30%
- Không cần tưới nước nhưng vẫn phải duy trì độ ẩm theo đúng tiêu chuẩn.
- Dùng máy đảo tạo độ tơi xốp cho luống, giúp hệ vi sinh phát triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể là 1 tháng 1 lần.
- Cung cấp đủ oxy cho toàn bộ luống ủ.
Công đoạn sàng lọc và phân loại
Đây là công đoạn quan trọng tiếp theo trong quy trình xử lý bùn thải. Sau khi ủ, bùn được đưa thẳng lên hệ thống máy sàng và tiến hành phân loại.
Nguyên liệu bùn qua sàng lọc sẽ phối trộn cùng một số chất phụ gia khác tùy theo mục đích sử dụng để mang đi tiêu thụ. Những chất dư thừa hữu dụng khác thì bị đưa ngược trở lại quá trình ủ và chờ xử lý.
Còn các loại phế thải, vô cơ không dùng đến sẽ được mang đi chôn lấp cẩn thận.
Công đoạn xử lý nước thải
Nước thải được thu gom từ các bể chứa và sân phơi bùn phế qua các hệ thống ống dẫn. Sau đó, vận chuyển đến hồ chứa để tiến hành xử lý bằng cách men vi sinh an toàn. Chẳng hạn như dòng sản phẩm Microbe-Lift của Biogency.
Thời gian xử lý nước tại hồ sinh học thường diễn ra khoảng 20 ngày. Khi đã đạt chuẩn, nhà máy/xí nghiệp sẽ tiến hành xả thải ra ngoài môi trường.
Ứng dụng men vi sinh trong quy trình xử lý bùn thải
Quá trình xử lý bùn thải sẽ hoàn toàn tối ưu khi bổ sung thêm các men vi sinh. Điển hình phải nhắc đến Microbe-Lift SA của Biogency có xuất xứ từ Mỹ, được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Đất Hợp.
Microbe-Lift SA – vi sinh xử lý bùn chứa các thành phần nổi bật sau:
- Các hợp chất humic và vi sinh vật tồn tại tự nhiên trong đất.
- Các vật liệu tế bào chứa gốc humic có chức năng như chất gia tốc vi sinh.
- Các dưỡng chất vi sinh và vi dưỡng cần thiết.
Như vậy, chế phẩm sinh học nói trên sẽ bổ sung lượng lớn vi sinh vật hoạt tính cao. Chúng đóng vai trò như chất gia tốc thúc đẩy mạnh mẽ việc phân hủy các chất hữu cơ để quá trình xử lý bùn thải diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Vậy là chúng tôi vừa trình bày chi tiết quy trình xử lý bùn thải ở bài viết trên. Hy vọng độc giả đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân. Mọi thắc mắc về dòng sản phẩm Microbe-Lift hay cần đặt hàng, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 0909 538 514.
Tài liệu tham khảo:
- SUH, Young-Jin; ROUSSEAUX, Patrick. An LCA of alternative wastewater sludge treatment scenarios. Resources, Conservation and Recycling, 2002, 35.3: 191-200.
- NEYENS, Elisabeth, et al. Advanced sludge treatment affects extracellular polymeric substances to improve activated sludge dewatering. Journal of hazardous materials, 2004, 106.2-3: 83-92.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh