Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo đúng chuẩn sẽ giúp các cơ sở, các trang trại chăn nuôi đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra theo đúng quy định. Tuy nhiên như thế nào là quy trình xử lý đúng chuẩn? Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn.
Các nội dung chính
Thành phần nước thải chăn nuôi heo
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo phụ thuộc rất nhiều vào thành phần, tính chất nước thải của từng cơ sở, trang trại chăn nuôi. Chính vì vậy, để có được quy trình xử lý nước thải mang lại hiệu quả tối ưu, cơ sở chăn nuôi cần nắm được thành phần và tính chất nước thải của cơ sở mình từ đó mới có hướng xử lý phù hợp và xây dựng quy trình cụ thể.
Nước thải chăn nuôi heo là một loại nước thải rất đặc trưng, lưu lượng nước thải lớn, thành phần nước thải chăn nuôi heo có điển hình như:
Các chất hữu cơ và vô cơ
Hợp chất hữu cơ chiếm từ 70-80% gồm Cellulose, Protein, Acid amin, chất béo, Hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy. Các chất vô cơ chiếm từ 20-30% gồm cát, đất, muối, ure, Ammonium, muối Clorua…
N và P
Khả năng hấp thụ N và P của gia súc, gia cầm rất kém nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Chính vì vậy, trong nước thải chăn nuôi heo sẽ chứa một hàm lượng cao N và P.
Vi sinh gây bệnh
Ngoài các chất hữu cơ, vô cơ, N và P thì nước thải chăn nuôi heo còn chứa rất nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1 |
pH |
– |
6-9 |
5.5-9 |
2 |
BOD5 |
mg/l |
40 |
100 |
3 |
COD |
mg/l |
100 |
300 |
4 |
Tổng chất rắn lơ lửng |
mg/l |
50 |
150 |
5 |
Tổng Nitơ |
mg/l |
50 |
150 |
6 |
Tổng Coliform |
MPN hoặc CFU/100 ml |
3000 |
5000 |
Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hoặc bằng 5m3 trong 1 ngày với các giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm gồm BOD5, COD, độ pH, các chất rắn lơ lửng, tổng Nitơ, tổng Coliform có trong nước thải. Với các cơ sở có tổng lượng nước thải dưới 5m3 trong 1 ngày thì cần có hệ thống thu gom, xử lý đủ công suất hoặc hệ thống thu gom, lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh.
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn
Tùy thuộc vào quy mô cơ sở, trang trại chăn nuôi lợn cũng như các công nghệ áp dụng mà quy trình xử lý nước thải nuôi heo sẽ có điểm khác biệt. Dưới đây là quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo cơ bản mà bạn có thể tham khảo
- Nước thải từ chuồng trại được thu gom về hố gom rồi bơm vào hầm Biogas. Tại đây phân và nước thải được phân hủy kỵ khí để sinh ra khí gas sử dụng cho các hoạt động nấu nướng, sinh hoạt.
- Nước thải sau hầm Biogas giảm hàm lượng BOD khoảng 50% và SS, nước tiếp tục di chuyển qua các bể xử lý tiếp theo như điều hòa, bể lắng 1 nhằm loại bỏ các cặn lớn bị cuốn theo dòng nước tránh gây nghẹt bơm.
- Nước thải được bơm qua 2 bể xử lý chính là thiếu khí và hiếu khí. Tại 2 bể này sẽ diễn ra quá trình Oxy hóa các chất hữu cơ, Nitơ và Phospho bởi các vi sinh vật. Nước thải sau bể hiếu khí gần như giảm toàn bộ lượng chất ô nhiễm và tự chảy ra bể lắng để tách hỗn hợp. Phần nước trong sau lắng được chảy sang công trình xử lý tiếp theo như tưới cây, tưới rau….
Các phương pháp áp dụng trong quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo bao gồm phương pháp xử lý cơ học, hóa lý và sinh học. Trong đó phương pháp xử lý sinh học là phương pháp chính. Đây là phương pháp dựa trên hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ. Tùy thuộc vào nhóm vi khuẩn sử dụng là hiếu khí hay kỵ khí mà công trình xử lý nước thải sẽ được thiết kế khác nhau. Đồng thời tùy theo khả năng tài chính, diện tích đất mà người ta có thể dùng hồ sinh học hoặc xây bể nhân tạo để xử lý.
Tham khảo: Xử lý nước thải chăn nuôi bò bằng vi sinh
Làm thế nào để quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt hiệu quả tối ưu?
Xây dựng hệ thống xử lý với quy trình đúng chuẩn nhưng khi vận hành, một số cơ sở, trang trại vẫn không đảm bảo được chất lượng nước thải đầu ra. Một trong số các nguyên nhân phổ biến nhất là không kiểm soát được hoạt động của vi sinh.
Vi sinh cần được nuôi cấy trong môi trường phù hợp và cần tuân thủ các yếu tố cần thiết về độ pH, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn… Chỉ khi vi sinh hoạt động tốt thì hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải mới cao. Chính vì vậy, nhà vận hành cần chú ý đến chất lượng vi sinh đồng thời nắm được các lưu ý cần thiết khi nuôi cấy.
Là đơn vị giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp men vi sinh xử lý nước thải chất lượng vượt trội. Đặc biệt đã hỗ trợ hàng ngàn hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo thành công, Biogency tự hào mang đến cho bạn những dòng men vi sinh xử lý nước thải chăn nuôi heo chất lượng cao cũng như hỗ trợ tư vấn để nhanh chóng đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra.
Để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
Tham khảo: Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà
Tài liệu tham khảo:
- LIANG-WEI, D. E. N. G. Models of Pig Waste Treatment [J]. China Biogas, 2001, 1.
- O’CALLAGHAN, J. R., et al. Characterization of waste treatment properties of pig manure. Journal of Agricultural Engineering Research, 1971, 16.4: 399-IN3.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh