Nước thải sản xuất bánh tráng chứa nhiều tạp chất hữu cơ, tinh bột dư thừa và các chất cặn bã phát sinh trong quá trình ngâm, xay, tráng và phơi bánh. Nếu không được xử lý đúng cách, nguồn nước thải này có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Do đó, việc áp dụng một quy trình xử lý nước thải hiệu quả là điều cần thiết. Trong bài viết này, bạn hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết về các phương pháp xử lý nước thải trong sản xuất bánh tráng nhé!
Nguồn gốc nước thải sản xuất bánh tráng
Nước thải trong quá trình sản xuất bánh tráng chủ yếu phát sinh từ các công đoạn sơ chế nguyên liệu, tráng bánh và vệ sinh thiết bị, nhà xưởng. Đầu tiên, khi bạn ngâm và vo gạo để làm bột bánh, một lượng lớn nước thải chứa tinh bột, cặn bã hữu cơ và các tạp chất sẽ được thải ra.
Tiếp theo, trong quá trình tráng bánh, lượng nước dư từ pha bột, làm nguội bánh cũng góp phần vào tổng lượng nước thải. Ngoài ra, việc vệ sinh dụng cụ như nồi hơi, bàn tráng bánh, khuôn và các thiết bị khác cũng tạo ra một nguồn nước thải đáng kể, thường chứa dầu mỡ, cặn bột và chất tẩy rửa. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải từ các công đoạn này có thể gây ô nhiễm môi trường.

Tính chất của nước thải sản xuất bánh tráng
Nước thải sản xuất bánh tráng chủ yếu là nước thải hữu cơ có chứa nhiều thành phần đặc trưng như tinh bột, cặn bã gạo, chất béo và vi sinh vật. Một trong những đặc điểm nổi bật của loại nước thải này là hàm lượng chất hữu cơ cao, thể hiện qua chỉ số BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) và COD (nhu cầu oxy hóa học) lớn, có thể gây thiếu hụt oxy khi xả thải ra môi trường.
Ngoài ra, do chứa nhiều tinh bột và cặn bã thực phẩm, nước thải này thường có màu đục, độ đục cao và dễ phân hủy sinh học. Tùy vào quy mô và quy trình sản xuất, độ pH của nước thải có thể dao động từ trung tính đến hơi kiềm. Nếu không được xử lý hiệu quả, nước thải có thể gây ra hiện tượng ô nhiễm, phát sinh mùi hôi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất bánh tráng hiệu quả
Quy trình xử lý nước thải trong sản xuất bánh tráng là một chuỗi các bước được thiết kế nhằm loại bỏ các tạp chất, vi sinh vật có hại và chất ô nhiễm trong nước thải. Các công đoạn chính trong quy trình xử lý nước thải bao gồm:
Hố thu gom
Nước thải từ quá trình sản xuất được dẫn qua hệ thống ống và tập trung vào hố thu gom. Tại đây, các chất cặn chìm và váng nổi, đặc biệt là tinh bột sẽ được thu gom. Cặn chìm nếu không được thu dọn định kỳ có thể tích tụ và gây tắc nghẽn hệ thống làm giảm hiệu quả xử lý nước thải.
Bể điều hòa
Bể điều hòa giúp ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải nhằm tránh tình trạng quá tải hoặc thay đổi đột ngột trong quá trình xử lý. Bể này được chia thành ba ngăn: ngăn đầu tiên tách cặn nổi, ngăn thứ hai giữ lại cặn chìm và ngăn thứ ba có chức năng điều hòa nước thải giúp tạo ra môi trường ổn định cho các công đoạn xử lý tiếp theo.
Bể sinh học kỵ khí
Tại bể sinh học kỵ khí, vi sinh vật hoạt động trong môi trường không có oxy để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Các giá thể vi sinh được gắn vào bể để tăng diện tích tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải giúp giảm thiểu lượng chất ô nhiễm.
Bể sinh học thiếu khí
Bể này có nhiệm vụ khử Nitrat trong nước thải. Vi sinh vật khử Nitrat sẽ tách Oxy từ Nitrat và Nitrit, oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải đồng thời tạo ra Nito phân tử (N2) mà sau đó sẽ thoát ra khỏi hệ thống. Quá trình này cần nguồn Cacbon hữu cơ từ chính nước thải hoặc bổ sung từ bên ngoài.
Bể sinh học hiếu khí
Trong bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật sử dụng oxy để phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành các chất dinh dưỡng giúp giảm thiểu ô nhiễm. Nhờ quá trình này, các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý hiệu quả và giảm xuống mức thấp nhất.
Bể lắng
Sau khi nước thải đã được xử lý sinh học hiếu khí, các vi sinh vật và bùn sinh học sẽ được lắng xuống đáy bể. Cặn lắng này sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể sinh học hiếu khí để duy trì mật độ sinh khối. Nước trong trên bề mặt sẽ tiếp tục được dẫn qua bể lọc.
Bể lọc
Tại bể lọc, các tạp chất và cặn lơ lửng trong nước thải sẽ được loại bỏ thông qua các lớp vật liệu lọc như sỏi, cát, thạch anh. Nước sau khi lọc sẽ tiếp tục chảy qua hệ thống hoặc được dẫn vào bể dự trữ trước khi xả ra cống thoát nước.
Bể khử trùng
Cuối cùng, nước thải sẽ được xử lý bằng phương pháp khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn và mầm bệnh còn sót lại nhằm đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi thải ra môi trường.

Kết hợp men vi sinh để tăng hiệu quả quá trình xử lý nước thải sản xuất bánh tráng
Việc sử dụng men vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất bánh tráng không chỉ giúp tăng cường khả năng phân hủy chất hữu cơ mà còn tối ưu hóa hoạt động của các bể xử lý sinh học. Hai loại men vi sinh tiêu biểu có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình xử lý bao gồm:
- Men vi sinh Microbe-Lift IND: Đây là sản phẩm được sử dụng để cải thiện hiệu quả của bể xử lý sinh học hiếu khí. Men vi sinh này giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật hiếu khí, hỗ trợ trong việc chuyển hóa chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong nước thải.
- Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS: Sản phẩm giúp tăng cường hiệu quả của bể xử lý sinh học kỵ khí. Loại men này hỗ trợ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong môi trường thiếu oxy, giúp giảm BOD, COD, TSS đầu ra cho bể sinh học kỵ khí đồng thời tăng cường khả năng sản xuất khí sinh học.
Nước thải sản xuất bánh tráng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Việc kết hợp men vi sinh như Microbe-Lift IND và Microbe-Lift BIOGAS là một giải pháp tối ưu giúp tăng cường quá trình phân hủy chất hữu cơ đồng thời cải thiện chất lượng nước thải sau xử lý.

Hy vọng với nội dung trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về quy trình xử lý nước thải sản xuất bánh tráng. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp men vi sinh Microbe-Lift chất lượng, hãy liên hệ với BIOGENCY ngay hôm nay qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhé!
>>> Xem thêm: Ưu điểm của men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh
