quy trình xử lý nước thải

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn

Việc xử lý nước thải sinh hoạt sẽ tương đối khó khăn cho cả đơn vị quản lý và nhà thầu thi công nếu không nắm được bản chất của quá trình xử lý. Đây là lý do nhiều hệ thống xử lý nước thải đã được xây và lắp đặt xong nhưng hiệu quả xử lý không đạt chuẩn.

quy trình xử lý nước thải

Tại sao phải xử lý nước thải sinh hoạt?

Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của con người như tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… tại các khu vực đô thị, khu dân cư, cộng đồng dân cư, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan…

Trung bình mỗi ngày nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi người dao động từ 60-80 lít/ người. Lượng nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần ô nhiễm từ cặn bẩn, dầu mỡ, chất hữu cơ khó phân hủy, chất thải vệ sinh, thức ăn, các loại vi sinh vật gây bệnh…

Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý mà trực tiếp xả thải ra môi trường sẽ gây ra tình trạng phú dưỡng ở các thủy vực nước tĩnh, là nguồn gây ô nhiễm mùi, không khí, nguồn nước, môi trường đất rất lớn đối với các khu tập trung đông dân cư. Chính vì vậy, nước thải sinh hoạt cần được xử lý trước khi thải ra môi trường, các quy định về nước thải sinh hoạt cũng đã được siết chặt và quản lý chặt chẽ hơn.

Các chỉ tiêu xử lý nước thải sinh hoạt

Để giảm thiểu các tác động từ nước thải sinh hoạt đến môi trường, con người, nguồn nước thải sinh hoạt đầu ra tại các khu dân cư, đô thị, trung tâm thương mại… được quy định nghiêm ngặt hơn. Theo đó nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt được một số chỉ tiêu nhất định ở bảng sau:

tiêu chí xử lý nước thải sinh hoạt

TT

Thông số

Giá trị đầu vào

Đơn vị

QCVN 14:2008/BTNMT

A

B

1.              

pH

6,5 – 7,5

5 – 9

5-9 

2.              

BOD5 (20 0C)

188 – 225

mg/L

30

50

3.              

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

292 – 604

mg/L

50

100

4.              

Tổng chất rắn hòa tan

800 – 1200

mg/L

500

1000

5.              

Sunfua (tính theo H2S)

4 – 8

mg/L

1.0

4.0

6.              

Amoni  (tính theo N)

10 – 50

mg/L

5

10

7.              

Nitrat (NO3-)(tính theo N)

25 – 50

mg/L

30

50

8.              

Dầu mỡ động, thực vật

42- 125

mg/L

10

20

9.              

Tổng các chất hoạt động bề mặt

30 – 80

mg/L

5

10

10.          

Phosphat (PO43-)

(tính theo P)

33 – 16,7

mg/L

6

10

11.          

Tổng Coliforms

109

MPN/

100 ml

3.000

5.000

Trong các chỉ tiêu ở trên thì chỉ tiêu về độ pH, chất rắn, dầu mỡ, tổng Coliforms là những chỉ tiêu tương đối dễ để đạt được, riêng các chỉ tiêu như BOD, xử lý Nitơ, Photpho trong nước thì khó đạt hơn, tốn nhiều thời gian công sức và chi phí hơn.

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Để đảm bảo nước thải sinh hoạt đầu ra đạt chuẩn cần đến quy trình xử lý khoa học. Dưới đây là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt mà bạn có thể tham khảo.

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
  • Bước 1: Nước thải dẫn về hố thu gom, đi qua song chắn rá để loại bỏ như bao bì, lá cây, cành cây, khăn giấy…
  • Bước 2: Điều hòa lưu lượng, ổn định độ pH ở giá trị thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.
  • Bước 3: Bể thiếu khí xử lý nguồn nước thải với sự tham gia của vi sinh vật thiếu khí thực hiện khử Photpho tham gia quá trình tổng hợp và dự trữ năng lượng trong tế bào vi sinh vật.
  • Bước 4: Bể hiếu khí chứa bùn hoạt tính lơ lửng, phân hủy Nitơ, photpho thành CO2, H2O. Đồng thời làm giảm COD, BOD trong nước thải.
  • Bước 5: Chất cặn lắng ở bể lắng, giữ lại bùn sinh học, phần bùn lắng được bơm về bể hiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh vật, phần còn lại đưa về bể chứa bùn xử lý. Nước sau khi xử lý được bơm qua bể trung gian.
  • Bước 6:  Bể lọc áp lực là nơi lắng cặn và khử các hạt lơ lửng trong nguồn nước. Sau đó nước thải tiếp tục được xử lý để đạt chuẩn.
  • Bước 7: Bùn thải tham gia quá trình nén, ép bùn để tách thành nước, bùn lắng cặn. Bùn nước bơm về hố thu gom, bùn dư sử dụng cho mục đích khác.

Làm thế nào để quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn?

Thực tế mặc dù đã có quy trình và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên nhiều đơn vị vẫn không đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn, nhất là các chỉ tiêu về BOD, COD, Nitơ… 

Để chất độc hại, điển hình là các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt được loại bỏ triệt để, đáp ứng tiêu chí nước thải đầu ra thì nhà vận hành cần sử dụng các chế phẩm vi sinh nhằm tăng hiệu suất xử lý.

Chế phẩm vi sinh hoạt động dựa trên cơ chế của tập hợp các vi sinh vật có lợi, những vi sinh vật này sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn và năng lượng hoạt động, các chất độc sẽ được phân hủy, từ đó đáp ứng tiêu chuẩn nguồn nước thải đầu ra. 

Làm thế nào để quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay trên thị trường, Microbe-Lift được xem là dòng sản phẩm men vi sinh dẫn đầu trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. 

MICROBE-LIFT

  • Sản phẩm được nghiên cứu, tiến hành phân lập từ phòng thí nghiệm sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC). Những chủng vi sinh này mang giá trị cốt lõi riêng và độc nhất.
  • Sản phẩm tập hợp nhiều chủng vi sinh khác nhau, tương tự các tổ hợp vi sinh ngoài tự nhiên nhưng hiệu suất gấp nhiều lần nên khả năng thích nghi môi trường cực tốt, xử lý được nhiều loại nước thải khác nhau.
  • Không yêu cầu nuôi cấy phức tạp – dễ dàng sử dụng.
  • Thời hạn sử dụng lâu dài – dễ bảo quản – không yêu cầu bảo quản phòng lạnh.
  • Không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp để vận hành và sử dụng
  • Xử lý được các loại nước thải phức tạp, tải lượng cao

Hiện tại Biogency là đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm Microbe-Lift tại thị trường Việt. Bên cạnh đó, Biogency sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong xử lý nước thải ở từng đơn vị với những đặc thù khác nhau sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết tốt băn khoăn trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt.

Để được tư vấn miễn phí liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

  • MARA, Duncan. Domestic wastewater treatment in developing countries. Routledge, 2013.
  • MCCARTY, Perry L.; BAE, Jaeho; KIM, Jeonghwan. Domestic wastewater treatment as a net energy producer–can this be achieved?. 2011.
  • GANDER, Michelle; JEFFERSON, Bruce; JUDD, So. Aerobic MBRs for domestic wastewater treatment: a review with cost considerations. Separation and purification Technology, 2000, 18.2: 119-130.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký