rong nhot trong ao nuoi tom 1

Rong nhớt ao nuôi tôm và cách xử lý

Bà con trong quá trình nuôi tôm sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Hôm nay Biogency sẽ đề cập tới vấn đề rong nhớt trong ao nuôi tôm và đưa ra một số giải pháp có hiệu quả trong việc xử lý tình trạng này. Mời bà con tham khảo bài viết để lựa chọn được phương án xử lý rong nhớt phù hợp nhằm ổn định môi trường nuôi tôm và mang đến một vụ mùa thuận lợi hơn.

Nguyên nhân của rong nhớt trong ao nuôi tôm

rong nhớt ao nuôi tôm

Nguyên nhân chính khiến rong trong ao nuôi tôm thường phát triển mạnh mẽ là do mực nước ao quá cạn (dưới 0,8m) khiến tảo không phát triển được và tàn đi, nước ao trong nên tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu xuống nền đáy ao khiến rong phát triển mạnh. Bên cạnh đó, việc ánh sáng chiếu thẳng xuống đáy còn khiến phèn và kim loại nặng lắng tụ, tạo điều kiện cho rong nhớt phát triển dày đặc hơn.

Rong nhớt là lớp nhầy do xác tảo tàn, nhớt tôm lột, đạm trong thức ăn hòa tan, thuốc và các chất dinh dưỡng có trong nước tạo nên. Đặc biệt ở thời điểm cuối mùa vụ rong nhớt sẽ xuất hiện nhiều do mùn bã hữu cơ và thức ăn thừa tích tụ lại.

Rong nhớt sẽ có mặt nhiều ở những ao nuôi ít được cải tạo hoặc cải tạo sơ sài, hay ở những ao chứa nhiều chất hữu cơ. 

Tác hại của rong nhớt ao nuôi tôm

tác hại rong nhớt ao nuôi tôm

Rong nhớt phát triển mạnh mẽ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật trong ao, vì thế rong được xem như nỗi ám ảnh của người nuôi tôm.

Những ảnh hưởng xấu của rong lên tôm có thể kể đến như:

  • Sự phát triển của rong cạnh tranh dinh dưỡng với sự sinh trưởng của các nhóm tảo có lợi cho tôm, dẫn đến biến động các yếu tố thủy, lý, hóa trong nước ao
  • Hàm lượng oxy hòa tan trong nước bị giảm do rong hấp thụ oxy để phát triển
  • Rong mọc dày đặc ảnh hưởng tới quá trình di chuyển, bắt mồi và hạn chế phạm vi kiếm mồi của tôm
  • Rong nhớt là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm, nếu tôm ăn phải thức ăn có lẫn rong nhớt thì đường ruột của tôm dễ bị vi khuẩn tấn công
  • Ngoài ra, rong phát triển đến một giai đoạn nào nó sẽ chết đi, xác rong phân hủy sinh ra khí độc trong ao tôm (CO2, H2S) gây chết tôm và ô nhiễm môi trường nước

Vì vậy, để tránh tình trạng rong nhớt sinh sôi nảy nở trong ao nuôi gây ảnh hưởng xấu cho tôm của mình, bà con cần hướng tới những giải pháp xử lý rong nhanh chóng và hiệu quả.

Cách phòng ngừa và diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm hiệu quả

phương pháp khắc phục rong nhớt

Phương pháp thủ công

Có nhiều phương pháp thủ công mà bà con có thể áp dụng để phòng ngừa và diệt rong trong ao nuôi tôm.

Để phòng ngừa rong phát triển, bà con cần giữ mực nước trong ao cao và ổn định (> 1m), có thể tạo màng che phủ để hạn chế ánh sáng xuyên xuống đáy ao. Trước khi thả nuôi tôm mới bà con cần cải tạo ao kỹ lưỡng, bón vôi quanh ao và sên vét đáy ao cẩn thận. Diệt tạp và diệt khuẩn nước ao cần dùng phân vô cơ, phân hữu cơ hoặc hỗn hợp cám gạo – bột cá để gây màu nước, việc này giúp tảo phát triển ổn định trong khoảng 30 – 40cm. 

Lượng chất thải trong ao góp phần hình thành nên rong nhớt cũng phụ thuộc phần nào vào thức ăn và phương pháp cho tôm ăn. Vì vậy bạn cần lựa chọn nguồn thức ăn uy tín, loại thức ăn phù hợp với loài và kích cỡ của tôm nuôi. Nên cho ăn theo định chất, định lượng, địa điểm và thời gian phù hợp, tránh lãng phí và dư thừa thức ăn sẽ hình thành rong nhớt.

Khi rong đã phát triển dày trong ao cần dùng lưới viền chì kéo rong đáy ra khỏi ao và vớt phần rong nổi trên mặt nước để tránh rong phân hủy. Nếu rong quá nhiều thì tiến hành hạ nước thấp xuống, phơi đầm cho rong chết rồi dùng vợt vớt sạch xác rong chết.

Nhiều người nuôi tôm lót bạt thường sử dụng phương thức thủ công khi xử lý rong nhớt là lội xuống ao chà bạt. Tuy nhiên cách này thường đem lại hiệu quả tạm thời và cũng không cao, thậm chí có thể làm rách bạt.

Vì vậy mà bà con ngoài cách diệt rong thủ công còn cần tìm đến những phương pháp hóa học mang tới hiệu quả cao và bền vững.

Phương pháp hóa học

Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện đại, việc nuôi tôm của bà con dễ gặp nhiều khởi sắc hơn. Phương pháp xử lý tình trạng rong nhớt trong ao nuôi tôm ngày nay cũng dễ dàng và tiện lợi với các hóa chất, men vi sinh không gây hại cho tôm và môi trường trong ao.

Đối với ao nuôi tôm cũ đã xuất hiện rong đáy từ vụ nuôi trước nhưng không thể phơi ao thì có thể xử lý bằng cách lấy nước vào ao khoảng 5 – 10cm rồi sử dụng BKC liều lượng 1ppm, hoặc Formol liều 5 ppm để diệt rong. 3 ngày sau tiến hành xả bỏ nước đáy ao và tạt vôi nóng (CaO) khắp ao với liều 200-300kg/ha để xử lý đáy.

Khi sử dụng thuốc diệt rong nhớt trong ao đang nuôi tôm, bà con cần sử dụng men vi sinh sau đó để phân hủy xác rong chết và ổn định môi trường nước, góp phần hình thành lượng vi sinh vật có lợi trong ao.

Men vi sinh sử dụng trong xử lý nước ao nuôi tôm hiện nay đã có mặt rộng rãi trên thị trường.

Giới thiệu sản phẩm MICROBE-LIFT AQUA C – Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi

Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C là sản phẩm có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm và xác tảo tàn. Giữ chất lượng nước sạch suốt mùa vụ, hạn chế tình trạng sinh ra rong nhớt.

Hướng dẫn sử dụng Microbe-Lift AQUA C:

100ml + 20 lít đến 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.

  • Gây màu nước: Sử dụng liên tục 3 ngày
  • Sau khi thả tôm:
    Từ ngày 1 – 30: sử dụng 1 đến 2 lần/tuần
    Từ ngày 30 – 60: sử dụng 2 đến 3 lần/tuần
    Từ ngày 60 trở lên: sử dụng 3 đến 4 lần/tuần

Liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và tình trạng thực tế của mỗi ao nuôi. 

Những chia sẻ trên đây của Biogency hy vọng có thể giải đáp được thắc mắc của bà con về tình trạng rong nhớt và các cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm. Những phương pháp Biogency hướng đến luôn thiên về hiệu quả lẫn độ an toàn cho môi trường. Chúc bà con tìm được giải pháp phù hợp và an toàn cho ao nuôi tôm của mình nhé!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký