Vi sinh dang long va vi sinh dang bot

Nên sử dụng vi sinh dạng lỏng hay vi sinh dạng bột cho hệ thống xử lý nước thải?

Mật độ vi sinh, khả năng hoạt động và cách sử dụng là ba yếu tố cần thiết để người dùng quyết định nên sử dụng vi sinh dạng lỏng hay dạng bột cho hệ thống xử lý nước thải của mình.

Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học đã không còn xa lạ với nhiều kỹ sư và doanh nghiệp. Công nghệ này được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải và nhiều chất ô nhiễm vô cơ như H2S, Nitơ, Ammonia… Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật có thể được chia ra làm 2 loại:

  • Phương pháp kỵ khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy. Quá trình này thường trải qua 04 giai đoạn chính: Thủy phân, Acid hóa, Acetane hóa và Methane hóa. (Tham khảo ứng dụng vi sinh kỵ khí trong xử lý nước thải)
  • Phương pháp hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình này thường trải qua 03 giai đoạn chính: Các chất hữu cơ bị oxy hóa, Vi sinh vật tiến hành tổng hợp tế bào mới và Vi sinh vật phân hủy nội bào vì khan hiếm nguồn thức ăn. (Tham khảo phương phap xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí)

>> Xem thêm: VÌ SAO MẬT RỈ ĐƯỜNG CÓ THỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI?

Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng vi sinh, đa dạng về hình thức và công dụng để người dùng lựa chọn. Hai dạng vi sinh phổ biến thường được nhắc đến là: Vi sinh dạng lỏng và vi sinh dạng bột.

Microbe-Lift N1 - Vi sinh xu ly Nito, Amonia
Hình 1. Vi sinh dạng lỏng giúp xử lý hiệu quả hàm lượng Nitơ, Ammonia trong nước thải.

Nên sử dụng vi sinh dạng lỏng hay vi sinh dạng bột cho hệ thống xử lý nước thải?

Vi sinh dạng lỏng hay dạng bột đều có chức năng xử lý nước thải. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và công nghệ xử lý của hệ thống để chọn dạng vi sinh phù hợp.

So sánh sự khác nhau giữa vi sinh dạng lỏng và dạng bột

Về mật độ vi sinh

  • Vi sinh dạng lỏng: Trung bình mỗi ml chứa khoảng 3×10^7 CFU/mL.
  • Vi sinh dạng bột: Trung bình mỗi gram chứa khoảng 5×10^9 CFU/mL.

Về khả năng hoạt động

  • Vi sinh dạng lỏng: Khả năng kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ trước khi hoạt động. Vi sinh có thể kích hoạt ngay khi cho vào nước thải trong 30 phút, cứ 30 phút vi sinh sẽ tiến hành nhân đôi một lần. Đảm bảo khả năng hoạt động của vi sinh từ 80% đến 100%.
  • Vi sinh dạng bột: Cần thời gian để ngâm ủ, hòa tan trong nước. Thường mất 30 phút đến 01 giờ để vi sinh có thể kích hoạt.

Về cách sử dụng

  • Vi sinh dạng lỏng: Chỉ cần lắc đều và đổ trực tiếp vào bể đối với vi sinh xử lý nước thải và phun xịt trực tiếp lên bề mặt đối với vi sinh xử lý mùi hôi.
  • Vi sinh dạng bột: Hòa tan vi sinh vào nước, khuấy đều, chờ khoảng từ 30 phút đến 01 giờ để vi sinh kích hoạt, sau đó, đổ vào bể xử lý.

Để xử lý nước thải đạt chuẩn xả thải theo quy chuẩn môi trường, việc chọn lựa vi sinh để sử dụng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, kỹ thuật của kỹ sư vận hành cũng quan trọng không kém. Vậy nên đừng ngần ngại cập nhật thông tin hệ thống xử lý nước thải của bạn cho các kỹ sư Microbe-Lift để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết phương án nuôi cấy vi sinh cũng như điều chỉnh lượng vi sinh phù hợp cho hệ thống. Giúp tối đa hóa hiệu suất hoạt động của vi sinh cũng như tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

Hotline liên hệ hỗ trợ: 0909 538 514.


Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời