Tác hại của rác thải đối với con người

Tác hại của rác thải đối với con người

Tác hại của rác thải là một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều quốc gia trên thế giới đang quan tâm đến. Lý giải cho điều này bởi lượng rác thải đang ngày càng tăng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Vậy tình hình rác thải tại Việt Nam cũng như tác hại của rác thải đối với con người như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của BIOGENCY ngay nhé!

Rác thải tại Việt Nam đang gia tăng như thế nào?

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng rác thải tại Việt Nam đang gia tăng với tốc độ đáng báo động. Cụ thể mỗi năm, lượng rác gia tăng từ 0,28 – 0,73 triệu tấn, tuy nhiên chỉ khoảng 27% lượng rác được đem đi tái chế lại:

  • Tổng lượng rác thải phát sinh tại Việt Nam năm 2020 ước tính khoảng 27,8 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2019.
  • Dự báo đến năm 2025, tổng lượng rác thải phát sinh sẽ đạt khoảng 35,8 triệu tấn, tăng 28,8% so với năm 2020.
  • Trong đó, rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 75% tổng lượng rác thải phát sinh.

Theo báo cáo chuyên sâu hơn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường trong năm 2020, nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng lượng rác thải bao gồm:

  • Sự tăng trưởng dân số và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.
  • Mức sống và tiêu dùng của người dân ngày càng được nâng cao.
  • Sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ.
  • Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế.
  • Công tác quản lý rác thải tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Tác hại của rác thải đối với con người
Biểu đồ lượng rác thải xả ra năm 2020 tại Việt Nam.

Những tác hại của rác thải đối với con người

Rác thải, đặc biệt là rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất độc, vi khuẩn gây bệnh,… Khi rác thải không được xử lý và quản lý tốt, các chất này sẽ ô nhiễm môi trường và gây hại đến sức khỏe con người. Cụ thể tác hại của rác thải bao gồm:

  • Gây các bệnh truyền nhiễm: Các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong rác thải có thể lây lan và gây ra các bệnh như tiêu chảy, sốt, viêm gan, lỵ…
  • Gây các bệnh về da và hô hấp: Khí độc, bụi, mùi hôi từ rác thải có thể gây ra các vấn đề về da như mẩn đỏ, ngứa, và các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phổi…
  • Gây ung thư và dị tật bẩm sinh: Một số chất hóa học độc hại trong rác thải như thuốc trừ sâu, kim loại nặng có khả năng gây ung thư và dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
  • Ô nhiễm không khí: Khí thải từ bãi chôn lấp hoặc đốt rác thải chứa nhiều chất độc hại như khí metan, carbon monoxide… đã gây ô nhiễm không khí.
  • Ô nhiễm nguồn nước: Rác thải thải ra sông, hồ, ao, nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
  • Ô nhiễm đất: Chất thải rắn, hóa chất độc hại từ rác thải thẩm thấu xuống đất, phá hủy thành phần dinh dưỡng của đất.
  • Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Rác thải không phân hủy được đe dọa động vật hoang dã và hệ sinh thái tự nhiên.
  • Ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước: Quá nhiều rác thải sẽ gây ra tốn kém chi phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý.
  • Ảnh hưởng đến an sinh xã hội: Rác thải làm giảm giá trị bất động sản, thu hút đầu tư tại những khu vực ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải.
  • Hạn chế phát triển du lịch: Một nơi có quá nhiều rác thải sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan xung quanh. Từ đó phá hủy mỹ quan thành phố, làm giảm lượng khách du lịch và làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của nhà nước.
  • Ảnh hưởng đến môi trường sống: Tác động của rác thải trong khu dân cư cũng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, tạo tâm lý bất an trong cộng đồng.
  • Gây ra mất trật tự công cộng: Rác thải quá nhiều cũng sẽ gây ra nhiều xung đột, bất ổn xã hội liên quan đến vấn đề rác thải.
Tác hại của rác thải đối với con người
Rác thải gây ô nhiễm môi trường sống, làm mất cảnh quan thẩm mỹ.

Làm thế nào để giảm việc phát sinh rác thải?

Để giải quyết vấn đề rác thải thì cần có sự phối hợp nhìn nhàng giữa Doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng dân cư. Cụ thể, Nhà nước cần có những chính sách, quy định pháp luật đồng bộ và quyết liệt hơn nhằm kiểm soát và giảm thiểu rác thải như:

  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý rác thải, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm xả rác trái phép.
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, hiện đại.
  • Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp tái chế, tái sử dụng rác thải.
  • Triển khai các chương trình, dự án nâng cao ý thức cộng đồng về phân loại, giảm thiểu rác thải.
  • Hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp, cơ sở tham gia quản lý rác thải hiệu quả.

Bên cạnh việc thay đổi và sửa chữa các bộ luật bảo vệ môi trường, để giảm thiểu tác hại của rác thải các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi quy trình sản xuất, kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường. Cụ thể, vai trò của doanh nghiệp bao gồm:

  • Áp dụng sản xuất sạch hơn, tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải.
  • Sử dụng các sản phẩm, bao bì thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế, phân hủy sinh học.
  • Tham gia các hoạt động thu gom, tái chế, xử lý rác thải hiệu quả.
  • Triển khai các chương trình tuyên truyền, nâng cao ý thức người tiêu dùng về giảm thiểu rác thải.
  • Hợp tác với chính quyền, cộng đồng trong công tác quản lý rác thải tại địa phương.

Người dân là phần quan trọng nhất trong công tác bảo vệ môi trường và giảm thiểu lượng rác thải xả ra. Để làm được điều này, người dân cũng cần thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng và tham gia tích cực vào công tác quản lý rác thải, bao gồm:

  • Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, giảm thiểu rác thải sinh hoạt.
  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế.
  • Tham gia các hoạt động thu gom, tái chế rác thải do chính quyền và cộng đồng tổ chức.
  • Giám sát, phản ánh kịp thời các vấn đề về ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng tham gia.

Khi Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng nỗ lực thực hiện các giải pháp trên. Chúng ta sẽ có thể kiểm soát và giảm thiểu được lượng rác thải, góp phần giảm thiểu tác hại của rác thải, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.

Tác hại của rác thải đối với con người
Người dân cần tích cực tham gia các hoạt động xử lý rác thải.

Tác hại của rác thải là một vấn đề cấp bách mà Việt Nam đang phải đối mặt. Lượng rác thải ngày càng gia tăng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân. Hy vọng qua bài viết trên của BIOGENCY, bạn sẽ nhìn thấy được những tác hại của rác thải cũng như tìm ra được những biện pháp giảm thiểu rác hiệu quả, góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống xung quanh. Đồng thời, nếu bạn còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với BIOGENCY theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ ngay nhé!

>>> Xem thêm: Nhiều địa phương tại Việt Nam đã lựa chọn xử lý rác thải theo hướng bền vững

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký